Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Mô hình sinh kế bền vững

Mô hình nuôi và nhân giống tắc kè cho tự nhiên

  • Với sự tư vấn và hỗ trợ của Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM), gia đình ông bà Hứa Văn Nhảng - Lê Thị Nguyệt, thôn Hố Mười, xã Minh Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn đã triển khai thành công mô hình thử nghiệm nuôi và nhân giống tắc kè cho tự nhiên. Đây có thể xem là một động thái tích cực của người dân địa phương trước nguy cơ biến mất của loài tắc kè, nhằm bảo tồn sự đa dạng của nguồn tài nguyên động, thực vật cho tự nhiên. 

    Nguy cơ biến mất giống Tắc kè ở Hố Mười

    Nơi nuôi Tắc kè (ảnh: CIRUM)

    Tắc kè là một loại động vật có rất nhiều trong môi trường tự nhiên hoang dã ở Hố Mười trước khi rừng tự nhiên chưa bị khai thác trắng. Những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước, hệ sinh thái ở Hố Mười hết sức đa dạng với nhiều loại cây lâm nghiệp quý (lim, lát hoa, muồng cánh dán, kháo đá…), cây thuốc nam chữa bệnh, nấm, rau rừng, tre nứa và nhiều loại động vật: hươu, nai, lợn rừng, chim, sóc, tắc kè.

    Đến những năm 1990, do chuyển đổi sản xuất, chạy theo cơ chế thị trường người dân đặc biệt là lâm trường đã khai thác hàng loạt các khu rừng tự nhiên làm cho hệ sinh thái Hữu Lũng nói chung và ở Hố Mười nói riêng bị thay đổi. Hàng loạt cánh rừng bị khai thác trắng, cây lâm nghiệp bản địa bị mất dần, nhiều loại động vật không còn môi trường sinh sống đã bị tiêu diệt dần, trong đó có loài tắc kè - một loại thuốc nam có giá trị.

    Trước đây người dân nơi đây sử dụng tắc kè rất nhiều (ngâm rượu làm thuốc để chữa bệnh rất hiệu quả). Nhưng sau đó cùng với sự mất đi của rừng tự nhiên, do con người bắt bán ồ ạt sang Trung Quốc, tắc kè bị mèo, cú mèo, rắn bắt. Chính vì vậy loại tắc kè bị mất dần. Để khôi phục lại giống tắc kè nhằm cân bằng hệ sinh thái, giữ gìn giá trị thuốc nam của con tắc kè thì việc làm môt mô hình để bảo vệ giống tắc kè là rất cần thiết.

    CIRUM