Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Bài học ngày thứ nhất: Hội thảo_Giải quyết xung đột đất rừng dựa vào Luật tục

  • Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng xung đột đất rừng tại các cộng đồng ở Lào liên quan tới Chính sách nhập bản nhỏ vào bản lớn không bảo đảm quỹ đất canh tác, không gian thờ thần rừng và lễ hội truyền thống. Việc giao đất không cụ thể về ranh giới, giao đất cho dân nhưng giao ở nơi không thể canh tác. Các hậu quả từ xung đột trên có thể dẫn đến việc mất rừng, đa dạng sinh học bị hủy hoại, nghèo đói và bùng phát xung đột.

    Các cấp độ xung đột đất rừng cỏ thể xảy ra giữa các gia đình, giữa gia đình và cộng đồng, giữa cộng đồng và các C.ty tư nhân cũng như tổ chức chính quyền địa phương. Xung đột giữa cộng đồng với các C.ty nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc rất khó giải quyết trong một thời gian ngắn. Phải có sự phối hợp với chính quyền địa phương, thậm chí cả Trung ương. Khi Chính phủ mở cửa cho đầu tư nước ngoài mà thiếu hướng dẫn cụ thể bảo đảm đất rừng và cuộc sống của dân thì xung đột vẫn còn. Khi cộng đồng chưa được giao quyền như ở bản Lóng Lăn, huyện/ tỉnh Luang Prabang, khi năng lực quyết định của lãnh đạo địa phương chưa cao, thì vẫn còn xung đột, vẫn mất đất vào các C.Ty .

    Các đại biểu trong Hội thảo cùng nhau thảo luận để tìm giải pháp khắc phục những thách thức trên. Thứ nhất, cần giao đất rừng cho các cộng đồng quản lý bảo vệ lâu dài. Nếu giao cho các hộ gia đình thì họ rất dễ xảy ra hiện tượng chuyển nhượng đất cho các công ty. Nếu giao cho cộng đồng thì khi chuyển nhượng phải có ý kiến và đồng ý của nhiều người, nên có thể giữ được đất. Thứ hai, cầng đẩy mạnh sự phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức quần chúng, nhất là tổ chức của dân như hội người H'mong ở Luang Prabang. Thông qua đây có thể phát huy được các điểm mạnh của hệ thống truyền thống với chính thống để giải quyết các xung đột một cách hòa bình, góp phần quản lý bền vững các dạng tài nguyên thiên nhiên. Thứ ba, cần phát huy được điểm mạnh của hệ thống luật pháp và luật tục. Luật pháp có thể giải quyết được các vấn đề vi phạm của C.ty tư nhân, cũng như những xung đột giữa cộng đồng với C.ty tư nhân. Nhưng luật pháp có thể không giải quyết được vấn đề trong nội bộ cộng đồng, đặc biệt liên quan tới văn hóa-tín ngưỡng. Trong khi Luật tục vẫn đang có vai trò quan trọng trong việc hòa giải các xung đột ngay nội tại cộng đồng.

    Qua chia sẻ các trường hợp cụ thể, một số bài học đã được rút ra. Thứ nhất, chủ động nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và quy hoạch trước ở huyện That-thom, tỉnh Xiang Khouang. Thứ hai, sau giao đất rừng, việc nâng cao năng lực cho người dân địa phương trong việc xây dựng và thực thi quy chế quản lý tài nguyên cũng là việc rất quan trọng. Thứ ba, các tổ chức xã hội, khoa học công nghệ như MCC, CDEA, LBA và CHESH_Lào có vai trò cần thiết, phù hợp đối với việc giải quyết xung đột, vì họ có cách tiếp cận xã hội và môi trường, giúp chúng ta có nhìn nhận tổng quát hơn. Thứ tư, mỗi cộng đồng có đặc thù văn hóa, kinh tế, sinh thái riêng, nên cần mềm dẻo, không áp dụng cứng nhắc bài học từ một một mô hình có trước, mà tùy điều kiện từng địa phương để áp dụng phương pháp phù hợp.

    CHESH Lào
    Hội thảo: Giải quyết xung đột đất rừng dựa vào Luật tục
    Luang Prabang, Lào_4-6.4.201

Bài viết khác