Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Nâng cao quyền tiếp cận đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số: Đòn bẩy để phát triển bền vững

  • (baomoi.com) Từ năm 2002 thông qua các chính sách của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định 132, Quyết định 134, Quyết định 74, Quyết định 29, Quyết định 1592 và gần đây nhất là Quyết định số 755/QĐ - TTg đã giúp đồng bào phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất hạn chế du canh, du cư và giảm nghèo bền vững.
    Đồng bào dân tộc Hướng Hóa (Quảng Trị) khai thác tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất. Ảnh: Khánh Ngọc
    Những quyết sách hướng về nhân dân
    Từ năm 2002 thông qua các chính sách của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định 132, Quyết định 134, Quyết định 74, Quyết định 29, Quyết định 1592 và gần đây nhất là Quyết định số 755/QĐ - TTg đã giúp đồng bào phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất hạn chế du canh, du cư và giảm nghèo bền vững.
    Đáng chú ý, Điều 27, Luật Đất đai năm 2013 ghi nhận cần có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Đồng thời, phải xây dựng chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.
    Ngoài ra, Quyết định số 2085/QĐ-TTg nêu mục tiêu cụ thể là giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất. Song song đó, hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
    Ủy ban Dân tộc cũng ban hành Thông tư số 2/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, có đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản, buôn, làng, ấp, phum, sóc, xóm… (thôn) đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…
    Điểm sáng từ các dự án
    Với vai trò là đơn vị quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT đã thực hiện tích cực các chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó, có Dự án IF được hỗ trợ bởi Mekong Region Land Governance (MRLG), tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ (SDC), Cơ quan Hợp tác Phát triển của Đức (BMZ) và Luxembour, được tổ chức thí điểm tại 12 xã, thuộc 6 huyện của 3 tỉnh Thái Nguyên, Lâm Đồng và Vĩnh Long.
    Đến nay, dự án đã triển khai xây dựng tài liệu hướng dẫn về tiêu chí, nội dung, phương pháp theo dõi và đánh giá có sự tham gia của nhiều bên có liên quan đối với chính sách quyền tiếp cận đất đai đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    Đồng thời, Dự án cũng góp phần tăng cường năng lực xây dựng chính sách pháp luật đất đai cho cán bộ một số đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, các cơ quan, đơn vị có liên quan thông qua việc đào tạo, tập huấn, tiếp nhận các thông tin phản hồi và các khuyến nghị trong quá trình xây dựng và thử nghiệm hệ thống theo dõi và đánh giá; nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai cho đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số thông qua các buổi họp dân và điều tra xã hội học.
    Từ năm 2015, tại năm tỉnh Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và Phát triển văn hóa cộng đồng Đông - Nam Á (CIRUM) và Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cùng các địa phương đã phối hợp thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các dân tộc thiểu số”.
    Dự án đã hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số Vân Kiều, Thái, Xê Đăng, Rơ Ngao, Dao Đỏ… cải thiện thu nhập thông qua việc phát triển các mô hình sinh kế gắn với phát triển rừng theo hướng bền vững, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Trong cả quá trình thực hiện, các địa phương cũng đồng thời cải thiện nâng cao năng lực chính quyền cơ sở và đại diện các tổ chức, mạng lưới cộng đồng, nâng cao ý thức và năng lực bảo vệ quyền sinh kế gắn với tri thức bản địa và bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội bền vững.
    Nhiều mô hình tạo thu nhập bền vững từ việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số đã thành công như hai vườn sâm Ngọc Linh 250 gốc trên diện tích 538, 82 ha đất rừng ở thôn bản của đồng bào Xê Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum); mô hình phát triển cây sa nhân tím của đồng bào dân tộc Gia Rai dưới tán rừng tự nhiên trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; mô hình phát triển cây đót tự nhiên của đồng bào Vân Kiều ở Quảng Bình; mô hình phát triển dịch vụ ngâm tắm thuốc nam Sải Duẩn dựa trên tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai…
    Thiên Trường

Bài viết khác