Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Về Hố Mười một chiều tháng tư năm 2019

  • Trở lại thôn Hố Mười, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vào một ngày giữa tháng 4 khi những cơn mưa đầu mùa Hạ đã xuất hiện, chúng tôi được anh Đỗ Mạnh Tưởng, Bí thư Đảng ủy xã Minh Sơn, anh Lê Tiến Dũng, PCT xã Minh Sơn và là thành viên nòng cốt của Mạng lưới Đất rừng dẫn đi thăm các mô hình rừng cộng đồng và mô hình quản lý rừng tự nhiên và phát triển kinh tế hộ gia đình.

    Rừng cộng đồng đang phát triển ổn định, cây bạch đàn về cơ bản đã được loại bỏ thay vào đó là các loại cây lâm nghiệp bản địa như Lim, Lát, Muồng đen, Trám,…được đầu tư, khoanh nuôi từ Dự án bảo tồn đang dạng sinh học do Trung tâm CIRUM hỗ trợ đang phát triển rất tốt. Thảm thực vật thứ sinh bên dưới các cánh rừng đang dần được tái tạo lại, rừng tự nhiên đang dần trở lại cái dáng vẻ của ngày xưa sau nhiều năm bị khai thác để trồng bạch đàn do Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc quản lý. Kết quả đó là sản phẩm của một quá trình hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Trung tâm CIRUM, chính quyền địa phương xã, huyện và cộng đồng của người dân thôn Hố Mười trong nhiều năm. Anh Hoàng Văn Trưởng, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn chia sẻ “ảnh hưởng của dự án do Trung tâm CIRUM hỗ trợ rất rõ ràng. Hiện nay, Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc đang đo đạc và trả về cho Minh Sơn khoảng 1.000 ha trên tổng số 1.400 ha mà Công ty đang quản. Hiện tại, theo kết quả đo đạc thực tế đã khẳng định chắc chắn một quy mô 900 ha sẽ chuẩn bị hoàn thiện thủ tục giao cho người dân, đây thực sự là một tin vui cho Minh Sơn”.

    Tại bìa rừng cộng đồng Hố Mười phía trên là những cây Lát đã chiếm chỗ khu vực bạch đàn trước đây và thảm thực vật thứ sinh đang hồi phục (Từ trái qua phải: chị Hòa GĐ CIRUM, anh Lê Tiến Dũng PCT UBND Minh Sơn, anh Tưởng Bí thư Đảng ủy xã Minh Sơn)

    Rời các cánh rừng cộng đồng chúng tôi đến thăm Mô hình anh Hứa Tiến Hữu, một mô hình sử dụng tài nguyên rừng tự nhiên, đất rừng và cây con bản địa rất hiệu quả nằm ở đầu thôn Hố Mười.

Bài viết khác