Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Sự kiện

Hội thảo: Giải quyết xung đột đất-rừng dựa vào Luật tục tại tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào

  • Xung đột đất đai ngày càng gia tăng ở nhiều nơi do các hình thức và áp lực khác nhau. Các chương trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa đều có xu hướng chuyển dịch một phần đất nông nghiệp phì nhiêu, khả năng sinh lợi cao, và ở gần các khu vực giao thương sang các mục đích khác. Nhu cầu có thêm đất đai cho sản xuất lương thực hiện đại, quy mô lớn được các nhà kỹ trị cho là một trong những cách đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội hiện đại. Trước sức ép của việc thu hút nguồn lực cho công nghiệp hóa, sức mạnh của quyền lực, nhiều nông dân ở các nước đang phát triển buộc phải di dời khỏi vùng đất mà ông cha họ vốn ở và bị mất đất vào tay các tập đoàn tư bản. Bức xúc thiếu đất để sống, sự thiếu minh bạch và chồng lấn các hình thức sở hữu tài nguyên là nguyên nhân chính dẫn đến các xung đột ngày càng gia tăng tại các cộng đồng địa phương.

    Chia sẻ nhận thức, kinh nghiệm giải quyết các xung đột đất đai có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với không chỉ Lào mà còn các nước đang phát triển khác với tồn tại xã hội tương tự. Xung đột về đất đai Vùng Nha Kha Luang - Lóng Ngâu giữa các bản Đen Xa Vang, Phôn Xa Vat và một số người dân thuộc bản Na Xam Phăn, huyện/ tỉnh Luang Prabang, Lào không chỉ là một trường hợp đơn lẻ, mà là một đại diện cho rất nhiều trường hợp tương tự đang diễn ra.

    Với sự tư vấn của CHESH Lào / SPERI, sự tham gia tích cực của Hội người H'mông Luang Prabang, các già làng, nông dân nòng cốt cùng chính quyền địa phương, mâu thuẫn kéo dài giữa các bản trên đã được giải quyết trong năm 2010. Đây là một điều kiện thiết yếu để các cộng đồng liên quan yên tâm, tự tin tiếp tục quy hoạch và định hướng phát triển trong tương lai.

    Hội thảo: Giải quyết xung đột đất-rừng dựa vào Luật tục diễn ra từ ngày 4 đến 6 tháng 4 năm 2012 tổ chức bởi CHESH Lào/SPERI tại tỉnh Luang Prabang, Lào  là cơ hội cho các nhà lập định chính sách, nhà khoa học, giới truyền thông hiểu rõ thực tiễn và chia sẻ tầm nhìn, mặt khác giúp các cán bộ địa phương, cán bộ phát triển và đại diện các cộng đồng có thêm kinh nghiệm để tìm tòi, ứng dụng vào thực tiễn.

    Chủ để thảo luận:
    1. Nguyên nhân và hậu quả của xung đột tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng
    2. Luật tục và vai trò của các dân tộc trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
    3. Ý nghĩa và vai trò của sự phối hợp giữa các tổ chức cộng đồng và chính quyền trong giải quyết xung đột tài nguyên thiên nhiên
    Download để xem chi tiết.

Bài viết khác