Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Sự kiện

Tập huấn nâng cao năng lực pháp luật cho thành viên Mạng lưới Đất rừng

  • Trước những tác động của kinh tế thị trường, nguồn tài nguyên đất rừng cũng như đời sống của các cư dân miền núi, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ phải trải qua nhiều biến động bất lợi. Không gian sinh kế của các cộng đồng dân sự này ngày càng bị thu hẹp do việc mở rộng diện tích quản lý và sử dụng đất rừng của các tổ chức, công ty, tập đoàn kinh tế cũng như nhiều Dự án phát triển trọng điểm quốc gia như thuỷ điện, khai khoáng và trồng cây công nghiệp.
     
    Nhằm giúp cho các thành viên nòng cốt của Mạng lưới Đất rừng (MLĐR) đến từ tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lạng Sơn và Lào Cai chủ động, tự tin hỗ trợ và tư vấn cho người dân tại các cộng đồng để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn đất đai, cũng như bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trước những thách thức trên, từ ngày 30 đến 31 tháng 10 năm 2014 Trung tâm CIRUM đã tổ chức đợt tập huấn về luật và chính sách cơ bản liên quan tới đất và rừng, dưới sự hướng dẫn của Luật sư Nguyễn Văn Thắng - Đoàn Luật sư Hà nội.

     Hướng dẫn viên chia sẻ những bước cơ bản về trình tự pháp luật liên quan tới đất rừng
     
    Các nội dung tập huấn được triển khai trên cơ sở những trường hợp cụ thể đang diễn ra ở các địa phương như vấn đề Nông trường Cao su Quế Phong lấn chiếm diện tích đất rừng cộng đồng tại các thôn bản người Thái xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, hướng dẫn viên cũng đưa ra một số tình huống khác nhau để từ đó cùng các thành viên MLĐR thảo luận, phân tích và tìm ra giải pháp phù hợp với đặc thù từng vùng miền trên cơ sở tuân thủ trình tự pháp luật.
     
    Sau hai ngày thảo luận, các thành viên tham gia đợt tập huấn đã cùng nhau đúc kết thành bài học liên quan tới trình tự cơ bản giải quyết các vấn đề, xung đột đất và rừng để có thể áp dụng vào các trường hợp cụ thể tại địa phương mình. Trình tự này bao gồm: i) Chuẩn bị các cơ sở pháp lý như các loại biên bản làm việc, trích lục bản đồ thửa đất, văn bản chính sách liên quan…, ii) Chuẩn bị các cơ sở thực tiễn như hình ảnh, cây trồng, tài sản trên đất…, iii) Trình các vấn đề, thủ tục, bằng chứng...liên quan lên các cơ quan chức năng để giải quyết (khiếu nại hoặc khiếu kiện).

    Thành viên MLĐR chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm liên quan tới khiếu kiện, khiếu nại về đất rừng
     
    Theo ông Lô Cẩm Xuyên, dân tộc Thái đến từ xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An, đợt đào tạo này rất cụ thể, đơn giản và đã giúp cho ông hiểu thêm các chính sách, biết được trình tự thủ tục pháp luật để giải quyết những vướng mắc hiện nay mà cộng đồng ông đang phải đối mặt. Theo Ông khoá học đợt này giúp chúng ta ‘học cách cãi nhau’ - ‘cãi nhau’ trên cơ sở luật pháp... để sau này dùng kiến thức luật tư vấn cho cộng đồng bảo vệ đất rừng của mình trước những thách thức từ bên ngoài.
     
    LANDNET