Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Khuyến nghị chính sách

Vai trò và ý nghĩa của làng bản và rừng cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  • Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, các làng, bản, thôn, buôn, bon, phum, sóc, ấp  của các dân tộc (đặc biệt là dân tộc thiểu số - DTTS, sau đây gọi chung là làng bản[1]) là chủ rừng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Làng bản các DTTS quản lý rừng truyền thống theo cộng đồng từ nhiều đời nay gắn liền với phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa xã hội, sinh kế, và bảo vệ  môi trường sinh thái. Những giá trị văn hoá truyền thống này của các dân tộc đã được các chế độ xã hội tôn trọng, thừa nhận.

    Làng bản là cộng đồng dân cư quản lý các khu rừng chung theo truyền thống có tính đặc thù riêng so với các chủ rừng khác: (i) Làng bản DTTS là xã hội có tổ chức với thiết chế tổ chức quản lý xã hội và quản lý tài nguyên theo hình thức tự quản, đứng đầu là già làng, hoặc trưởng làng do cộng đồng bầu hoặc thừa kế, được cả cộng đồng tôn trọng và tín nhiệm; (ii) Làng bản có phương thức tổ chức quản lý bảo vệ rừng hiệu quả theo tín ngưỡng, theo quy ước/hương ước bất thành văn (hay còn gọi là luật tục); (iii) Mục đích cơ bản quản lý bảo vệ rừng chung của làng bản là vì lợi ích chung của cộng đồng về văn hóa tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sống (nguồn nước, bảo vệ thôn bản) và hỗ trợ sinh kế cuộc sống hàng ngày (khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, không vì mục đích lợi nhuận).
    Thực tế đã chứng minh các làng bản dân tộc thiểu số Việt Nam là các chủ rừng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo phong tục, tập quán (luật tục). Sau đây là những dẫn chứng cụ thể được tổng kết từ thực tiễn đại diện các vùng sinh thái Việt Nam.
    Đọc toàn bộ văn bản tại đây