Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Thành viên Mạng lưới Đất rừng trao đổi về FPIC và VGGT

  • Trong 2 ngày (4 và 5/5/2018), trong tổng số 50 đại biểu tham gia, có 30 thành viên mạng lưới Đất rừng (LandNet) từ 8 dân tộc thiểu số ở 6 tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên đã tham gia trao đổi về Hướng dẫn tự nguyện về quản trị quyền sử dụng, hưởng lợi đất, rừng, mặt nước (VGGT)  Đồng thuận tự do trên cơ sở có thông tin trước và tham vấn đầy đủ (FPIC). Hội thảo do trung tâm CIRUM tổ chức tại Cửa Lò, Nghệ An. Các nội dung trao đổi này được liên kết với cuộc thảo luận về những thay đổi trong Luật Lâm nghiệp 2017 và thảo luận, góp ý xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành luật. Hoạt động này hướng tới nâng cao năng lực cộng đồng để cải thiện quản trị đất, rừng và bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân trước các tác động tiêu cực từ các dự án đầu tư có tác động đến đất, rừng của người dân và cộng đồng.
     
     
    Các thành viên thảo luận nhóm
     
    Các thành viên tham gia đã được nghe bộ CIRUM trình bày những nội dung cốt lõi, các nguyên tắc và khái niệm chính trong bản Hướng dẫn tự nguyện về quản trị quyền sử dụng, hưởng lợi đất, rừng, mặt nước (VGGT) và Đồng thuận tự do trên cơ sở có thông tin trước và tham vấn đầy đủ (FPIC). Trên cơ sở đó, những người tham gia đã phân chia thành 4 nhóm để thảo luận với 4 trường hợp vướng mắc về đất, rừng giữa các cộng đồng với các nhà đầu tư trồng cây công nghiệp và thuỷ điện. Các trường hợp này được lấy từ địa phương của các đại biểu, nên người tham gia dễ dàng nắm bắt vấn đề, phân tích và trao đổi về các bất cập, giải pháp, phương án hành động để cải thiện tình hình.
     
     
    Chị Y Thu (dân tộc Xê Đăng) và Anh Chảo A Phin (dân tộc Dzao đỏ) đang trình bày kết quả thảo luận nhóm
     
    Theo nhận định của những người tham gia, để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả sử dụng đất, bảo đảm quyền hưởng lợi của người nghèo và nhóm yếu thế, thì cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của các tổ chức xã hội ở cơ sở, các tổ chức cộng đồng, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực thi luật. Nâng cao năng lực cộng đồng để phát huy vai trò của luật tục trong quản lý, sử dụng đất, nâng cao hiểu biết pháp luật và các chuẩn mực quốc tế về quản trị đất, rừng cho người dân là việc làm thiết thực, quan trọng để khắc phục tình trạng vi phạm lợi ích của đa số cư dân, đặc biệt là những người yếu thế, trong khi chỉ mang lại lợi nhuận cho một nhóm nhỏ.