Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

8 nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số được tiếp cận trực tiếp với Luật Lâm nghiệp 2017

  • Đó là kết quả có được tai hội thảo Phổ biến Luật lâm nghiệp 2017 do Trung tâm CIRUM và Mạng lưới đất rừng tổ chức ngày 4 tháng 5 năm 2018 tại Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Hội thảo này nằm trong khuôn khổ của dựa án do EU tài trợ. Tham gia Hội thảo có hơn 50 người, trong đó có 30 người đại diện cho 8 nhóm dân tộc thiểu số Mã Liềng, Vân Kiều, H’Mông, Tày, Nùng, Thái, Dzao, Ba Na đến từ 6 tỉnh Kon Tum, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lạng Sơn, Lào Cai
     
    Các đại biểu tham gia Hội thảo
     
    Mục tiêu của hội thảo nhằm cung cấp cho các Hộ gia đình và cộng đồng dân cư những thông tin cơ bản để họ hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng (BVR), đất rừng theo quy định Luật lâm nghiệp 2017. Mặt khác, Hội thảo cũng góp phần Nâng cao nhận thức cho cán bộ và chính quyền cơ sở về Luật lâm nghiệp 2017 để họ có thể bảo vệ, bảo hộ quyền lợi của hộ gia đình và cộng đồng dân cư về rừng và đất rừng.
     
    Thực tiễn thực thi pháp luật về lâm nghiệp thời gian qua còn nhiều bất cấp, người dân địa phương (hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư làng bản) đặc biệt là người dân tộc thiểu số gặp nhiều hạn chế và trở ngại trong việc đảm bảo quyền được giao đất gắn với giao rừng (GĐGR), quyền hưởng lợi từ rừng, chính sách lâm nghiệp (chính sách bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ phát triển rừng, sinh kế gắn với rừng, dịch vụ rừng…). Đồng thời, họ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vướng mắc khi có mâu thuẫn, tranh chấp rừng và đất đai. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là do người dân, cộng đồng dân cư chưa được biết và hiểu đầy đủ về quyền được GĐGR, về quyền sử dung, bảo vệ phát triển rừng, về chính sách sử dụng bảo vệ rừng, đất rừng được giao, về chính sách hỗ trợ phát triển rừng; về quy trình thủ tục GĐGR, giải quyết tranh châp, vướng mắc về rừng và đất rừng…
     
    Ông Chảo Vần Chẳn, người dân tộc Dao đỏ cho biết, từ trước đến giờ chỉ nghe nói luật thôi, chứ nội dung thế nào cũng không biết, qua Hội thảo này, mình được biết các nội dung của luật, đặc biệt là những điều luật liên quan đến quyền lợi về đất rừng mà mình được hưởng. Đây là lần đầu tiên tôi được phổ biến luật cụ thể như thế này. Về địa phương, tôi sẽ chia sẻ thêm nhiều người trong bản của mình cùng biết.

     
    Ông Chảo Vần Chẳn, dân tộc Dzao đỏ phát biểu tại Hội thảo
     
    Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ phó Vụ Dân tộc, Hội đồng dân tộc Quốc hội cho biết, CIRUM đã nhanh chóng phổ biến Luật Lâm nghiệp 2017 đến với các cộng đồng dân tộc thiểu số khắp các miền. Luật mới ban hành nhưng đã phổ cập ngay cho người dân để họ được biết những quyền lợi của mình trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định. Những hoạt động này còn đi trước cơ quan nhà nước làm, tôi đánh giá rất cao Hội thảo này vì tính cập nhật và thực tiễn.

     
    Ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ phó Vụ Dân tộc, Hội đồng dân tộc Quốc Hội phát biểu tại Hội thảo
     
    Trước đó, Trung tâm CIRUM và Mạng lưới Đất Rừng đã có những ý kiến tư vấn góp ý sửa đổi Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 và đã được ghi nhận vào Luật lâm nghiệp 2017. Cụ thể, Luật lâm nghiệp 2017 đã ghi nhận và ban hành quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng như tôn trọng không gian sinh tồn, công nhận phong tục tập quán quản lý rừng truyền thống, quyền được đảm bảo và ưu tiên giao đất giao rừng, hỗ trợ canh tác dưới tán rừng, sinh kế dưới tán rừng…