Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Quyền sử dụng đất cho Làng và Bản - một tồn tại khách quan đã và đang lãng quên trong hệ thống Hiến pháp và phát luật



  • Làng và Bản ở nông thôn là hai khái niệm cùng thể hiện những nét tương đồng về phong cách văn hóa và các quan hệ  gia đình và dòng họ đa dạng và đặc thù xưa và nay. “Lá rụng về cội, nơi chốn rau cắt rốn, lá lành đùm lá  rách” là những truyền thuyết bất thành văn lưu truyền từ thiết chế chính trị xã hội này đến thiết chế chính trị xã hội khác như một chân lý cuộc sống. Hàn lâm hơn là “ Thiện trong tư duy, chân trong hành vi, tự nguyện và mỹ trong quan hệ xã hội” cũng là điểm tựa để tu và hành trong một đời người mà  ít chịu ảnh hưởng của các trào lưu “sống – hữu vị ” hay “tồn tại – vô vị” ở Làng và Bản.
     
    Làng và Bản, thường là NÔI TRUYỀN THỐNG ĐẠM ĐÀ BẢN SẮC VĂN HÓA, được đúc kết, được sàng lọc và được lựa chọn  từ các kinh nghiệm và nghệ thuật xử thế, đối nhân và ngoại giao với thiên nhiên thông qua chiều dài lịch sử về thời gian, bề dày tri thức trong các không gian sinh tồn; và là “Bảo tàng, giáo trình truyền thực hành và Từ điển sống” về “Nhân giá trị của hệ nhân văn Làng và Bản”. Tuy nhiên, không nhiều các ghi nhận thực tiễn, khoa học và pháp lý về “nguồn dinh dưỡng” về hệ giá trị xã hội lắng động CÓ HẬU này của Làng và Bản để giáo dưỡng, giáo dục và thuyết phục trong “xã hội phát triển”.
     
    Làng và Bản là những tiền thân của xã hội và là cơ sở truyền thống, gốc rễ  đầu tiên của các hình thái xã hội dân sự và xã hội chính trị khác nhau trong lịch sử phát triển của Việt nam. Hiện nay, hệ giá trị dựa vào uy quyền vẫn đang còn được đồng bào cộng đồng các tộc người nuôi dưỡng và duy trì thầm lặng mà sâu sắc tại các giải biên giới  rừng phòng hộ đầu nguồn tựa như quá cố nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nhắc nhở: “Hồn Tổ quốc ngự nơi rừng sâu thẳm; Rừng suy tàn Tổ quốc suy vong”.
     
    Giải pháp giải quyết các mâu thuẫn và xung đột đất, rừng và nước hướng tới bảo vệ, phát triển bền vững nguồn vốn sở hữu toàn dân này tại các giải biên giới rừng phòng hộ đầu nguồn dựa vào Luật và Tục của Bản và Làng hiện nay cũng đang thực sự có hiệu quả bằng các chỉ số đo, đếm và nhìn thấy được và đang được SPERI làm điểm tựa cho mọi hành vi tiếp cận phát triển bền vững CHỦ QUYỀN SINH KẾ cấp Làng Bản từ năm 1994 lại nay.

    Làng và Bản là MỘT PHÁP NHÂN trước công sản Đất, rừng và nước cần được Hiến pháp và pháp luật công nhận như một thực tiễn khách quan trường tồn của bất kỳ một cương lĩnh phát triển nào muốn hướng tới “Việc Nhân nghĩa  cốt ở An dân” .
     
    Thiết nghĩ “Kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa” trong hoàn cảnh Việt nam cần lưu ý, lưu trí và lưu TÂM tới QUYỀN PHÁP LÝ của Làng và Bản đối với rừng, đất và nước.
     
    Cơn lốc toàn cầu hóa,  Việt nam đã phấn đấu trở thành một đất nước công nghiệp hóa hơn 20 năm nay (từ năm 1991 theo cương lĩnh của Đảng); và đang quyết tâm sẽ thoát thai khỏi cụm từ “đang phát triển” để trở thành một quốc gia PHÁT TRIỂN TRUNG BÌNH trong vòng gần hai thập kỷ tới (2030)  là một thực trạng chưa có đáp số tâm phục khẩu phục cả về  lý  thuyết, phương pháp luận kinh tế, xã hội và môi trường và; đặc biệt là một mô hình để chứng minh bằng một “PHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN TỔNG THỂ - HOLISTIC CALCULATION SYSTEM có đáp số cụ thể hợp lòng dân cho Làng và Bản; để thử nghiệm và vận dụng đối với dãi rừng đầu nguồn biên giới từ Tây Bắc – Đông Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nam bộ Việt nam trong khi; Làng và Bản là đơn vị cơ bản, là tiền đề tiên quyết về tự chủ, tự quyết, tự phát triển hướng tới “an ninh, an toàn và an tâm để an cư và lạc nghiệp”  của mọi sự bắt đầu của cụm từ “ Làng văn hóa mới, Nông thôn mới và; Phát triển bền vững”.
     
    Quyền Pháp lý của Bản và Làng đối với RỪNG, ĐẤT và NƯỚC vẫn còn để ngỏ!?
     
    Các chương trình công nghiệp hóa, thương mại hóa, đô thị hóa và du lịch ngày càng rầm rộ. Nhiều bộ Luật đã và đang chuẩn bị ra đời nhằm hướng tới một xã hội điều hành bằng pháp quyền. Các loại hình công nghệ cũng đang được Nhà nước chú ý học hỏi và vận dụng hướng tới  quản trị xã hội, quản lý và phát triển hài hòa trong khả năng chịu đựng của  tài nguyên thiên nhiên, nuôi dưỡng và bảo vệ môi trường đầu nguồn trong chiến lược công nghiệp hóa toàn đất nước lại vẫn  trống vắng cụm từ “Quyền Hiến pháp và Pháp luật của Làng và Bản” trong quan điểm lập Hiến, lập Pháp và chiến lược sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật nói chung.
     
    Khoảng 10 năm nay (2000 - 2012), sau Nghị định 163 Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức và công ty trên lý thuyết được xem là thành tích đạt được. Tuy nhiên,  thực trạng các mâu thuẫn diễn ra hàng ngày tại các Làng và Bản, các đơn thư khiếu kiện tự phát của dân ở Làng và Bản tới các cấp chính quyền xã, huyện và thậm chí vượt cấp ngày càng tăng, liệu có thể là tiềm ẩn của những đơn thư khiếu nại mang tính tập thể Làng và Bản sẽ xuất hiện trong tương lai không; và nếu có thể xẩy ra thì Làng - Bản và chính quyền cần có các giải pháp lường trước như thế nào để tránh các bất cập đáng tiếc này?
     
    Hiếp pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam từ khi mới lập nước tới nay đều nhất quán “Đất đai thuộc sở hữu Toàn dân – Nhà nước thống nhất quản lý”.
     
    Cụm từ “Nhà nước Thống nhất quản lý đất đai” và cụm từ “Nhà nước thống nhất qui hoạch sử dụng đất đai” trên triết lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân” được diễn dịch và thực  thi từ năm 1946 lại nay như thế nào? Tại sao Làng và Bản chưa được ứng xử như một cá nhân, hộ gia đình, một tổ chức hay một công ty trên phương diện bình đẳng về QUYỀN và NGHĨA VỤ quản lý sử dụng rừng, đất và nước từ hệ thống pháp luật?!
     
    Độc giả theo dõi những thông tin đăng tải tiếp theo về các mô hình quản lý rừng  tâm linh, rừng bảo vệ nguồn nước truyền thống của cộng đồng, rừng thuốc nam, rừng dòng họ dựa vào tín ngưỡng và luật tục do các tiền thân TEW/CHESH/CIRD và SPERI cùng các Làng và Bản nuôi dưỡng trong gần 20 năm nay tại các vùng rừng phòng hộ xung yếu.

    Bài dẫn của khung nội dung tư tưởng phân tích và phản biện Luật Đất đai 2013
    Cụ Tôn Gia Huyên – Trần thị Lành – Lương Ngọc An

Bài viết khác