Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Đồng quản lý, bảo vệ rừng - hướng đi phù hợp cho người dân sống gần rừng tại làng Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

  • Khoán bảo vệ rừng và ổn định sinh kế của người dân sống gần rừng đã và đang là chủ trương chính sách cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy nếu chỉ đơn thuần khoán bảo vệ rừng thì nguồn lợi kinh tế mang lại cho người nhận khoán còn khá hạn chế dẫn đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, việc vừa khoán bảo vệ rừng vừa hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình tạo thu nhập ổn định ngay tại mảnh rừng theo hướng "đồng quản lý" là một hướng đi phù hợp và cần triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương.

              Ngày 7 tháng 5 năm 2017, Liên hiệp các hội khoa học tỉnh Kon Tum, Phòng Nông nghiệp huyện Sa Thầy, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, và Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) đã phối hợp tổ chức chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình trồng cây Sa nhân tím dưới tán rừng tại xã Sơn Lang, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Tham gia có 30 thành viên trong đó có 10 hộ gia đình gồm cả vợ và chồng là người dân tộc Gia Rai bản Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy đang được nhận khoán bảo vệ 20ha rừng thuộc phân khu dịch vụ hành chính của Vườn quốc gia Chư Mom Ray và cũng là đối tượng trực tiếp triển khai thực hiện mô hình này sau chuyến đi.

              Chuyến tham quan với mục đích kết nối, chia sẻ kinh nghiệm cũng như giúp các thành viên trong đoàn thấy được hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi thực hiện mô hình trồng sa nhân tím dưới tán rừng. Với phương pháp "người dân chia sẻ với người dân" và "mọi người đều trực tiếp được nhìn thấy, được hỏi, được thực hành" ngay tại mô hình về thời vụ trồng, kỹ thuật chọn giống, đào hố, lấp hố.... một cách chi tiết và tỷ mỉ nên các các hộ gia đình, thành viên trong đoàn đều hồ hởi và thấy rất hữu ích. Sau chuyến đi các thành viên trong đoàn đã thảo luận và thống nhất quyết tâm thực hiện trồng 20ha sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên với mục đích vừa quản lý, bảo vệ được rừng mà lại vừa cho thu nhập ổn định, lâu dài và bền vững cho các hộ gia đình có cuộc sống gắn với rừng tại làng Bar Gốc.

              Nếu triển khai thành công đây là mô hình "đồng quản lý rừng" hiệu quả trên địa bàn tỉnh Kon Tum và có nhiều ý nghĩa đối với Vườn quốc Gia Chư Mom Ray, UBND xã Sa Sơn và đặc biệt là 10 hộ gia đình người dân tộc Gia Rai làng Bar Gốc bởi thay vì những xung đột trong quản lý rừng sẽ là cùng nhau hợp tác bảo vệ phát triển rừng bền vững.

    Bà Y Đâu - dân tộc Gia Rai làng Bar Gốc chia sẻ " Được đi tham quan và học hỏi mô hình trồng sa nhân tím là rất bổ ích với chúng tôi. Mô hình không những bảo vệ được rừng mà lại cho thu nhập ổn định hàng năm. Khu vực rừng tôi đang nhận khoán bảo vệ cũng có nhưng cây sa nhân nhưng tôi không biết chăm sóc nhân giống thế nào. Sau chuyến đi này, tôi đã biết lựa chọn khu vực nào để trồng cho phù hợp, biết thêm được cả kỹ thuật chọn giống, đào hố nữa. Vì vậy, gia đình tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt mô hình trồng sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên trên diện tích 2ha của gia đình"
     

    Ảnh 1: Mô hình sa nhân tím dưới tán rừng tại xã Sơn Lan, huyện K'bang, tỉnh Giai Lai


    Ảnh 2: Các thành viên trong đoàn chia sẻ kỹ thuật trồng sa nhân tím dưới tán rừng


    Ảnh 3: Ông Đinh Dũng - dân tộc Ba Na chủ mô hình sa nhân tím chia sẻ kỹ thuật đào hố, trồng cây


    Ảnh 4: Quan sát và lựa chọn giống sa nhân tím để trồng


    Ảnh 5: Thực hành tại chỗ kỹ thuật đào hố và trồng cây


    Ảnh 6: Tổng kết rút kinh nghiệm chuyến đi

Bài viết khác