Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Dân chủ - Công bằng trong quan hệ pháp nhân giữa Làng và Công ty



  • Nghịch ý, nghịch nghĩa và nghịch lý mà ai ai cũng cảm nhận và nhìn thấy được hiện nay là thiếu dân chủ và công bằng trong quan hệ pháp nhân giữa Làng và Công ty[1]. Điều này muốn nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện một thẩm định đánh giá độc lập tiến trình khai sinh của các công ty, đặc biệt là công ty nhỏ và vừa (Tổng công ty đẻ ra các công ty con và cháu); và qui trình tiếp cận quyền sử dụng đất lâu dài của các công ty này; để có được một đánh giá thực tiễn và khách quan nguyên nhân của các đơn thư khiếu nại vượt cấp ngày càng tăng trên phạm vi cả nước. Chưa cần thiết phải tốn quá nhiều công sức để đưa ra các nghị định chủ trương và sự nổ lực thuyết phục về dân chủ cơ sở khi thiếu đi căn nguyên cơ bản và là tiền đề không thể làm ngơ của triết lý dân chủ và công bằng vẫn bõ ngõ trong hệ tư duy và cương lĩnh của pháp luật về Quyền pháp lý công bằng giữa Làng và Công ty, đặc biệt là trên lãnh thổ kỳ vĩ, độc đáo với dáng điệu duyên dáng và diệu kỳ  mà tạo hóa trao tặng cho gấm vóc non sông Việt nam với những tên gọi từ các bậc tiền bối đã đi vào trong tiềm thức của người dân Việt hai chữ Làng và Bản - những nội hàm thi vị và ý nhị trường tồn theo thời gian của chuỗi giá trị từ niềm tin, tín ngưỡng đến hệ thống chuẩn mực hành vi, đến các thuần phong mỹ tục trong quan hệ xã hội với nhau và trong ứng xử với thiên nhiên của Làng và Bản. Người đời đã có câu: “Phép Vua thua Lệ Làng”!. “Đất có Thổ công, Sông có Hà bá”. Than ôi, nhiều Làng và Bản, hiện tượng các ngôi nhà sàn của đồng bào khi bước xuống cầu thang là đất thuộc quyền sử dụng lâu dài của công ty!?
     
    Uống nước nhớ nguồn là triết lý và chuẩn mực thấm sâu trong từng đường gân thớ thịt và trở thành câu đầu cửa miệng cũng như trong nhiều tài liệu giáo huấn của người dân Việt nam. Các cánh đồng phì nhiêu màu mỡ hạ nguồn cho dù các nhà kinh tế học, xã hội học và chính trị học cố tình phớt lờ thiếu trách nhiệm đối với qui luật tương tác biện chứng  tất yếu của  tự nhiên thì những dòng sông đang khát ở hạ nguồn cũng đã và đang chứng minh hùng hồn và tâm phục cho hậu họa của qui luật đó. Những dòng sông đang  khát, đang ráng sức rít từng giọt sữa trong tình trạng kiệt sức của mẹ thiên nhiên rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn. Sông Hồng và sông Mê kông là một bi kịch mà tạo hóa đang phơi bày hậu họa của một tiền sử “uống nước nhớ nguồn” chỉ dừng lại ở “hô khẩu hiệu”. Tại sao Làng và Bản vẫn chưa được ứng xử công bằng về Quyền sử dụng đất, rừng và nước tại các vùng rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu như các Công ty?; trong khi những vùng này lại là nơi sinh ra những anh hùng Núp, những người con hy sinh, những chiến lũy của lòng người, của bản lĩnh tộc người và sự hy sinh vô tính toán đáng ghi nhận và trân trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước và; đặc biệt là nơi đang tiếp tục thực hành các chuẩn mực hành vi VỊ CỘNG ĐỒNG, tự  nguyện phụng thờ thiên nhiên của Làng và Bản?!
    Trần Thị Lành
     

    [1] Cần có một cuộc thẩm định độc lập tiến trình khai sinh của các công ty và tiến trình tiếp cận  quyền sử dụng đất của các công ty trên phạm vi toàn đất nước
     

Bài viết khác