Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tặng bằng khen cho làng Ka Bay

  • Lần đầu tiên, một ngôi làng nhỏ người dân tộc Ja Rai sau tái định cư thủy điện được Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm, lần đầu tiên một ngôi làng nhỏ được UBND tỉnh tặng bằng khen và cũng là lần đầu tiên, một mô hình quản lý rừng thôn bản được chỉ đạo nhân rộng trong tỉnh. Ngôi làng nói đến là làng Ka Bay, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 

    Hiện nay, trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Kon Tum nói riêng các diện tích rừng tự nhiên đang mất dần do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan trong trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo thống kê của Báo điện tử vtv.vn, hàng năm cả vùng Tây Nguyên có gần 1.000 ha rừng tự nhiên bị tàn phá để trồng mỳ, cà phê, hồ tiêu...Trong khi đó, tại làng Ka Bay, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy rừng tự nhiên, rừng nguồn nước vẫn được quản lý, bảo vệ tốt với hệ sinh thái đa dạng các loài cây gỗ quý như Trắc, Cẩm lai, Sao đen...Khu rừng cộng đồng này đã và đang góp phần gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống của người dân tộc Ja Rai nơi đây, đồng thời cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho cả bản. Tháng 6/2016, khi mà khu vực Tây Nguyên rơi vào tình trạng hạn hạn trầm trọng thì khu rừng cộng đồng Ka Bay vẫn cung cấp đủ nước sản xuất và sinh hoạt hơn 200 hộ gia đình. 

     

     
    Tháng 11/2016, ông Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum  và các Ban ngành của địa phương đã có chuyến đi thực địa nhằm đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng tại làng Ka Bay và các địa bàn khác trong tỉnh. Đến làng Ka Bay, ông Hòa rất ngạc nhiên khi thấy rừng ở đây được quản lý, bảo vệ tốt, người dân đoàn kết và luật tục truyền thống còn được gìn giữ và phát huy đúng vai trò của nó. Trong khi đó, trên toàn tỉnh, tình trạng phá rừng đang rơi vào tình trạng báo động, diện tích các khu rừng tự nhiên đang bị thu hẹp nhanh chóng. Ông Hòa đánh giá cao công tác QLBV rừng của làng Ka Bay và chỉ đạo cần nhanh chóng nhân rộng mô hình này trên toàn tỉnh. Đầu tháng 12/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định cấp Bằng khen cho làng Ka Bay "Đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum" và thưởng hai triệu đồng để động viên, ghi nhận nỗ lực của cộng đồng làng Ka Bay

    Năm 2013, Trung tâm CIRUM/CODE tư vấn, hỗ trợ thực hiện chương trình GĐGR theo Thông tư liên tịch 07/2011 của Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT cho cộng đồng làng Ka Bay với diện tích 30,8ha. Năm 2015 - 2016 LHH Kon Tum, Phòng NN huyện Sa Thầy, UBND xã Hơ Moong và Trung tâm CIRUM/CODE đã phối hợp triển khai các hoạt động xây dựng các mô hình phục hồi và làm giàu rừng bằng các loại cây bản địa như Sao đen, Trắc, Bời lời, Sa nhân tím tại  đây. Các mô hình này được người dân trong Làng ủng hộ và tích cực tham gia vì đáp ứng được đúng nhu cầu, mong muốn của họ.
    Hiện tại, rừng cộng đồng Ka Bay được cộng đồng quản lý, bảo vệ rất chặt chẽ bằng luật tục. Hàng năm, người dân tổ chức lễ Giọt nước – một nghi lễ truyền thống của người Ja Rai làng Ka Bay như để tạ ơn thần rừng đã che chở, bảo vệ cho làng ấm no, hạnh phúc. 
     
     
    Làng Ka Bay, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 100% là người dân tộc Ja Rai, làng đã hai lần bị ảnh hưởng của việc di dời tái định cư của hai dự án thủy điện lớn Ya Ly và Plei Krông, đến vùng đất mới cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, nhà cửa chật hẹp, thiếu đất sản xuất nông lâm nghiệp, người dân phải đi làm thuê, cuộc sống luôn phải trông chờ vào cứu trợ hàng năm của Nhà nước, đặc biệt các hoạt động văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một do thiếu không gian thực hành văn hoá tâm linh tín ngưỡng, đó là các khu Rừng Thiêng của làng. Ngoài làng Ka Bay, các làng Đắk Yo, Đắk Wớt và Kơ Tu của huyện Sa Thầy cũng được CIRUM/CODE hỗ trợ và giao với diện tích 55,3ha. Những hoat động này đã đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của cộng đồng. Từ đó, góp phần quản lý bền vững tài nguyên đất rừng và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các cộng đồng nơi đây. 

Bài viết khác