Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Câu chuyện tư vấn giải quyết xung đột ranh giới đất sản xuất của Hội người H’mông Luang Prabang

  • Năm 2009, huyện Xieng Ngan, tỉnh Luang Prabang, Lào tổ chức giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình người H’mông ở bản Keo Kan Chan. Theo qui định, mỗi hộ gia đình được giao 3 mảnh đất sản xuất. Diện tích còn lại được giao cho bản và huện quản lý. Đến năm 2009, hai hộ gia đình ông Sua Hờ và Nênh Sải Zang ở bản có nhu cầu mở rộng đất sản xuất do nhân khẩu trong gia đình tăng. Họ đã đề nghị chính quyền bản và huyện tiếp tục giao thêm 1 ha đất canh tác.
     
    Sau khi nhận được lời đề nghị của 2 hộ gia đình và với sự đồng ý của UBND huyện, Phòng NLN cử cán bộ chuyên môn đến cùng với lãnh đạo bản và hai hộ gia đình trên đi đo và làm các thủ tục pháp lý giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, hai gia đình không cùng đi với cán bộ phòng NLN để đo đạc trên thực tế. Hộ đi trước, hộ đi sau. Hộ gia đình đi trước, ông Sua Hờ đã phát đường ranh giới đủ 1 ha. Nhưng cán bộ huyện và gia đình này không đánh dấu mốc giới, không đo đạc cụ thể, sau đó hoàn thành các thủ tục giao. Sau một thời gian, hộ thứ hai, gia đình thứ hai, ông Nênh Sải Zang tiếp tục đi cùng với cán bộ phòng NLN để đi thực địa, đo đạc và làm thủ tục giao quyền sử dụng đất. Khi kiểm tra thực địa thì đường ranh giới của hộ thứ nhất cỏ đã phủ kín vì vậy họ không phát hiện mốc giới. Do vậy, để đủ 1ha đất thì hộ thứ hai lại phát đường ranh giới chồng lấn lên một phần đất của hộ thứ nhất.
     
    Từ năm 2009, hai hộ gia đình trên điều không tổ chức canh tác trên mảnh đất đã được giao. Đầu năm 2012, hộ gia đình ông Sua Hờ tổ chức đi phát nương trên mảnh đất của gia đình mình. Hộ ông Nênh Sải Zang thấy diện tích đất của gia đình mình bị hộ ông Sua Hờ phát chiếm một phần. Thấy vậy không hợp lý, hai bên đã chủ động tổ chức gặp nhau trao đổi trên tinh thần giải quyết tình cảm. Nhưng do cả hai bên điều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện cấp, vì vậy tranh chấp này không được giải quyết bằng tỉnh cảm. Hai bên đã viết giấy đề nghị huyện xuống giải quyết.
     
    Huyện cử cán bộ Phòng NLN đến phối hợp với lãnh đạo bản Keo Kan Chan tiến hành giải quyết trên cơ sở kết quả giao đất cho gia đình nhà ông Sua Hờ, với lý do là gia đình này được giao trước và phát nương trước. Thấy vậy ông Nênh Sải Zang nhất quyết không đồng ý theo cách giải quyết của huyện, cho dù Phòng NLN đã cử cán bộ phối kết hợp với lãnh đạo bản tổ chức nhiều cuộc thảo luận, thương thảo. Thấy mâu thuẫn giữa hai hộ gia đình xảy ra ngày càng gay gắt, ông Nenh Zang, Trưởng Phòng NLN đã đề nghị UBND huyện Xieng Ngan, và ông Bun Xay, Bí thư Đảng ủy huyện Xieng Ngan trực tiếp mời ông SaySuaLu Ho - Hội trưởng Hội người H’mông huyện Luang Prabang đến tư vấn giải quyết. Phòng NLN Xieng Ngan mời ông SaySuaLu Ho là được biết Hội người H’mông đã giải quyết thành công các xung đột đất đai tại bản Densavang, Phonsavat và Nasamphan, huyện Luang Prabang.
     
    Sau cuộc gọi điện của huyện, ông SaySuaLư Hờ không đi vì lí do bận nhiều việc của Hội cũng như gia đình. Thấy lâu ngày hộ gia đình ông Nênh Sải Zang không thấy Hội người H’mông Luang prabang lên, ông Nênh Sải Zang đã chủ động trực tiếp đến nhà ông SaySuaLư Hờ xin và mời ông lên giải quyết, ông SaySuaLư Hờ đồng ý vì điều là người H’mông với nhau cho dù họ không tham gia vào Hội nhưng vẫn phải có trách nhiệm. Quá trình tư vấn của ông SaySuaLy Ho đối với Phòng NLN Xieng Ngan, lãnh đạo bản và hai hộ gia đình có tranh chấp được tiến hành qua 6 bước.

    Bước 1: Tìm hiểu lãnh đạo và già làng về nguồn gốc của mảnh đất hiện đang có tranh chấp giữa 02 hộ gia đình ông Nênh Sải Zang và ông Sua Hờ.
    Bước 2: Tổ chức gặp mặt 02 hộ gia đình trao đổi tình cảm về các diễn biến dẫn đến lấn chiếm đất giữa 02 hộ gia đình và giải pháp mong muốn của họ là gì?
    Bước 3: Tìm hiểu về cách giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện năm 2009 cho 02 hộ gia đình và cách giải quyết của huyện khi 02 hộ gia đình có tranh chấp.
    Bước 4: Phối hợp với cán bộ Phòng NLN, lãnh đạo, già làng bản đi đo lại trực tiếp toàn bộ diện tích đất đã được huyện giao cho 02 hộ năm 2009.
    Bước 5: Mọi người cùng thảo luận và thống nhất giải pháp giải quyết ngai tại thực tế.
    Bước 6: Đề nghị các phòng ban liên quan của huyện, UBND huyện giải quyết theo giải pháp đã thống nhất tại thực tế giữa 02 hộ gia đình.
     
    Trong quá trình tư vấn, ông SaySuaLu Ho đã phát hiện những điểm không phù hợp của cán bộ Phòng NLN huyện Xieng Ngan. Thứ nhất, ngay từ ban đầu, khi giao đất cho 2 hộ gia đình, cán bộ chuyên môn không đo cụ thể mà chỉ đi theo ranh giới đã phát của gia đình ông Sua Ho, do đó đã không rõ diện tích mảnh đất đó thiếu hay thừa. Thứ hai, ngay khi tổ chức đi giao đất thực địa thì 02 hộ gia đình không đi cùng với nhau, nên các hộ không thống nhất được ranh giới của nhau. Thứ ba, thực tế khi đo mảnh đất được giao chỉ được 1.5 ha, chứ không phải 2 ha như đã ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, ông kết luận, cán bộ chuyên môn và 02 hộ người dân điều sai trong quá trình giao đất. Với những tư vấn cụ thể trên của ông SaySuaLy Ho, hai hộ gia đình, lãnh đạo bản, phòng NLN huyện đã thống nhất xóa đi và làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009 cho hai hộ gia đình. Diện tích đất có tranh chấp, 1.5 ha sẽ được phân đôi, mỗi hộ sẽ được nhận 0.75 ha, giải quyết được giải quyết ổn thỏa.
     
     
    CHESH Lào
    Hội thảo: Giải quyế xung đột đất rừng dựa vào Luật tục
    Luang Prabang, Lào_4-6.4.2012
     
     

Bài viết khác