Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Bài học và kiến nghị sau ngày tham quan giải quyết xung đột đất rừng ở các bản Densavang và Phonsavat

  • Sau một ngày tham quan và chia sẻ kinh nghiệm giải quyết xung đột đất đai tại các bản Phonsavat và Densavang (5/4/2012), các đại biểu trong Hội thảo: Giải quyết xung đột đất-rừng dựa vào Luật tục do CHESH Lào tổ chức đã rút ra các bài học và đưa ra những kiến nghị.

    Đa số các đại biểu đều nhận diện tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị luật tục trong giải quyết xung đột tài nguyên thiên nhiên cấp cộng đồng. Đồng thời cần kết hợp giữa luật tục với luật nhà nước, vừa xây dựng quy chế cộng đồng dựa vào luật tục, vừa tập huấn cho dân hiểu biết hơn các quy định sử dụng, quản lý và sử dụng hợp lý đất-rừng. Sau khi giải quyết xong các xung đột trên cần xây dựng quy chế quản lý, sử dụng và chia vùng đất rõ ràng. Quy chế cần được chính quyền xác nhận và được phổ biến rộng rãi để có giá trị áp dụng không chỉ trong cộng đồng, mà còn với cả người ngoài cộng đồng.

    Giải quyết xung đột đất đai cần nhiều bên liên quan tham gia, như người dân, các tổ chức cộng đồng, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn như ngành nông lâm nghiệp, ngành tài nguyên-môi trường, và các tổ chức nghiên cứu - phát triển. Cần phát huy các tổ chức cộng đồng trong việc giải quyết xung đột đất đai. Ban tư vấn và hội người H’mông có vai trò rất tốt trong trường hợp cụ thể này. Sự tham gia của dân và già làng giữ vai trò rất quan trọng và cần được kết hợp với sự tư vấn từ những người uy tín, có khả năng giải quyết vấn đề.

    Nhiều đại biểu nhấn mạnh cách tiếp cận bảo đảm và tăng cường tình đoàn kết trong suốt quá trình giải quyết xung đột. Cần tạo cơ hội tham quan, đi cùng nhau để cho hai bên hiểu nhau và có tính đoàn kết.

    Các tổ chức nghiên cứu-phát triển cần bắt đầu công việc từ nghiên cứu về văn hóa, để phát hiện đúng nguyên nhân, sau đó tìm cách giải quyết phù hợp. Tạo cơ hội tiếp tục các hoạt động giữ niềm tin tín ngưỡng của cộng đồng. Cần kiên trì tìm hiểu và đưa ra nhiều giải pháp lựa chọn khác nhau, có thời gian lâu để tìm hiểu rõ và giải thích cho dân. Quá trình giải quyết xung đột đất rừng cần chia ra nhiều bước, làm chắc từng bước một, rõ ràng, chặt chẽ trên cơ sở giá trị về văn hóa, luật tục, sinh thái…và sự tham gia tự nguyện, trách nhiệm của các đối tượng liên quan.

    Các đại biểu cũng đã đưa ra những kiến nghị liên quan tới quá trình giải quyết xung đột đất-rừng, cũng như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. Thứ nhất, mô hình giải quyết xung đột đất rừng tại bản Densavang và Phonsavat cần được nghiên cứu và mở rộng ra các cộng đồng khác trong tỉnh Luang Prabang, Xieng Khoang, U Dom Xay và Phong Sa Ly. Thứ hai, việc theo dõi và tiếp tục tư vấn các mâu thuẫn/xung đột trong giai đoạn hậu giao đất giao rừng là hết sức cần thiết. Thứ tư, cán bộ chính quyền cấp huyện và tỉnh tham gia quá trình giao đất giao rừng và giải quyết các xung đột đất-rừng cần nghiên cứu, hiểu và áp dụng triệt để các giá trị tốt đẹp về phong tục tập quán, luật tục, tổ chức cộng đồng. Thứ năm, cần trú trọng nâng cao kĩ năng của người dân trong việc xây dựng và đọc bản đồ 3D, cũng như hiểu biết các chính sách và luật pháp của Nhà nước liên quan tới quản lý-bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất và rừng). 
    CHESH Lào
    Hội thảo: Giải quyết xung đột đất-rừng dựa vào Luật tục
    Luang Prabang, Lào_4-6.4.2012

Bài viết khác