Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Mô hình sinh kế bền vững

Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên đất, rừng

  • Trung tâm Tư vấn Quản lý bền vững tài nguyên và Phát triển văn hoá cộng đồng Đông Nam á (CIRUM), đơn vị chủ trì hỗ trợ thực hiện chương trình cho biết, Chương trình đã sử dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp trong xã, nghiên cứu về bản sắc văn hoá, phong tục tập qúan của người dân trong vùng, nơi có tới 60% dân số là dân tộc Dao, đến việc kết hợp giữa hệ thống Luật Nhà nước hiện hành và luật tục của các dân tộc, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm và đặc biệt là xây dựng các mô hình vườn rừng đa dạng sinh học, khu bảo tồn rừng thuốc nam cộng đồng sau chương trình giao đất giao rừng, lồng ghép các hoạt động tập huấn và xây dựng vườn ươm nhằm nâng cao nhận thức và phát triển kinh tế hộ gia đình để phát huy cao nhất hiệu qủa sử dụng đất bền vững.

    Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng và quan trọng hơn là việc sử dụng, quản lý bền vững tài nguyên đất, rừng đang được nhiều địa phương quan tâm. Tuy nhiên, không phải ở bất cứ nơi nào vấn đề này cũng được giải quyết một cách công bằng và có hiệu quả. Những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện Chương trình “Nâng cao năng lực của các bên liên quan trong quyền quản lý tài nguyên đất, rừng ở xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, Lạng Sơn” đang dành được sự quan tâm.

    Trong khuôn khổ Chương trình, sau gần một năm khai, 261/264 hộ dân và 9 cộng đồng dân cư thôn bản ở Bắc Lãng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với tổng số diện tích là hơn 3.120 ha. Ngoài ra, hơn 2.125 ha đất rừng được giao cho các hộ gia đình và cộng đồng dân cư bảo vệ. Nghĩa là tất cả các loại đất, loại rừng ở Bắc Lãng đều được giao khép kín và đều có chủ quản lý. Để đạt được kết quả này, Theo lời ông Lý Văn Tuấn, dân tộc Dao, Chủ tịch UBND xã Bắc Lãng, việc tháo gỡ những khó khăn, từng bước giải quyết những bất cập, những điểm chưa hợp lý trong việc điều chỉnh lại đất lâm nghiệp lần này là một “cuộc cách mạng”giúp người dân Bắc Lãng yên tâm bảo vệ các khu rừng được giao và đầu tư phát triển trên chính mảnh đất của mình. Đó chính là giá trị nhận được mà không đơn thuần chỉ là những con số.

    Trao đổi về những giải pháp để đạt được kết quả này, bà Trần Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm CIRUM, đơn vị chủ trì hỗ trợ thực hiện chương trình cho biết, Chương trình đã sử dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp trong xã, nghiên cứu về bản sắc văn hoá, phong tục tập qúan của người dân trong vùng, nơi có tới 60% dân số là dân tộc Dao, đến việc kết hợp giữa hệ thống Luật Nhà nước hiện hành và luật tục của các dân tộc, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm và đặc biệt là xây dựng các mô hình vườn rừng đa dạng sinh học, khu bảo tồn rừng thuốc nam cộng đồng sau chương trình giao đất giao rừng, lồng ghép các hoạt động tập huấn và xây dựng vườn ươm nhằm nâng cao nhận thức và phát triển kinh tế hộ gia đình để phát huy cao nhất hiệu qủa sử dụng đất bền vững.

    Bà Hòa cùng các đồng nghiệp đã nhấn mạnh đến cách tiếp cận xuyên suốt quá trình triển khai chương trình là “người dân là nòng cốt, là trung tâm trong mọi hoạt động, họ tham gia vào toàn bộ quá trình và các hoạt động”. Theo đó, trong khuôn khổ chương trình, người dân được bàn và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, phương án giao đất và tham gia các hoạt động thực địa trong chương trình giao đất, chính người dân tự làm hồ sơ của mình dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Trung tâm CIRUM cùng Đảng uỷ, HĐND, UBND xã và toàn dân Bắc Lãng triển khai hàng chục đầu việc với trên 100 cuộc thảo luận với các cấp từ cấp cộng đồng thôn bản đến các cấp xã, huyện để bàn về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện chương trình, trao đổi nhu cầu, xác định chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan…., trong đó các cuộc họp dưới cộng đồng chiếm gần 90%, thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan, các tổ chức cộng đồng và của chính người dân.

    Bà Hoà cho biết thêm, để người dân tham gia có hiệu quả vào quá trình giao đất, giao rừng, quản lý tài nguyên đất, rừng, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của họ về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ khi nhận đất – nhận rừng, nâng cao năng lực về quản lý tài nguyên, trang bị một số kỹ năng tham gia, thông qua việc thu hút người dân tham gia các lớp tập huấn về Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng về các văn bản liên quan…; đồng thời, tham gia các cuộc họp cộng đồng để giải quyết các mâu thuẫn, lên phương án điều chỉnh và phương án giao đất – giao rừng. Tại các cuộc họp này, người dân đã tự đề ra các giải pháp và chính họ đã tham gia tự giải quyết các mâu thuẫn của họ. Đặc biệt, cũng chính người dân đã tham gia thảo luận về xây dựng quy chế quản lý bảo vệ rừng cho từng thôn bản căn cứ trên các quy định hiện hành của pháp luật và luật tục mỗi địa phương. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc trang bị cho cán bộ các cấp chính quyền về phương pháp tiếp cận cộng đồng, phương pháp triển khai thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng…

    Việc huy động sự tham gia của người dân cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương và các bên liên quan trên địa bàn đã tạo thành động lực quan trọng để chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Được biết, không dừng lại ở hoạt động hỗ trợ công tác giao đất, giao rừng, các bên tham gia Chương trình còn đang tiến hành nhiều hoạt động nhằm tăng thêm hiệu quả và sự bền vững trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất/rừng sau khi được giao, trong đó có việc kết hợp kinh nghiệm truyền thống của người dân bản địa với tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp từng điều kiện của địa phương.

    CIRUM