Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Khuyến nghị chính sách

Kiến nghị của CIRUM/LandNet được ghi nhận tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP

  • Cụ thể, khoản 33 điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có quy định: “Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”. Quy định này khắc phục được bất cập và cách hiểu sai đối với Khoản 1, Điều 135-Luật Đất đai năm 2013, vì điều khoản này chỉ nhắc tới các tổ chức là đối tượng được giao rừng sản xuất, không đề cập đến hộ gia đình và cộng đồng dân cư.
     

    Chia sẻ tại Rừng thiêng của người Tày thôn Khe Váp, xã Bắc Lãng, Đình Lập, Lạng Sơn, nơi CIRUM tư vấn, hỗ trợ đất giao cho cộng đồng

     
    Sự thay đổi trong Nghị định 01/2017/NĐ-CP là một chỉ số ghi nhận những nỗ lực của CIRUM/Landnet trong suốt quá trình vận động trên thực tiễn, hỗ trợ khẳng định quyền sử dụng đất cho cộng đồng các dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Mông, Thái, Ja Rai, Xê Đăng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên. Từ những bằng chứng thực tiễn sống động, CIRUM/Landnet đã có các kiến nghị xây dựng luật xuất phát từ thực tế, phản ánh được tiếng nói từ cộng đồng các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa. Để góp ý xây dựng Nghị định 01/2017/NĐ-CP, CIRUM đã gửi Công văn số 39/CV-CIRUM ngày 27/11/2015 để kiến nghị đến Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định sửa đổi, trong đó có đề xuất các giải pháp và phương án thay đổi và khắc phục lỗ hổng trong các quy định về đất đai ban hành trước đây.
     

    Tọa đàm Tham vấn chuyên gia sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

     
    Tiếp tục các kiến nghị xây dựng Luật đất đai, hiện nay CIRUM/LandNet và các đối tác hợp tác đang tích cực vận động dựa trên bằng chứng đối với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), đặc biệt tập trung vào các quy định về quyền sử dụng, quản lý và hưởng lợi của các dân tộc ít người đối với rừng thiêng hoặc rừng văn hoá - tín ngưỡng, rừng bảo vệ nguồn nước, các không gian thực hành văn hoá và sinh kế của cộng đồng.