Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Trả lại đất rừng truyền thống cho làng, giảm phí trung gian

  • Năm 2016, sau khi một công ty lâm nghiệp ở tỉnh Kon Tum được giải thể, toàn bộ diện tích đất rừng của công ty đã được chuyển giao về cho một Ban Quản lý Rừng Phòng hộ (QLRPH) ở tỉnh này. Trong số đất rừng kể trên có cả diện tích do các làng đang tự quản lý, bảo vệ từ lâu đời, như nguồn nước, khu vực nghĩa địa.

    Rừng nghĩa địa của làng Kon Braih và làng Đắk Phía còn vỏn vẹn ở phía xa (bên phải, phía trên)
     
    Do nhân lực có hạn, Ban QLRPH đã khoán lại các diện tích rừng về cho các làng, bình quân 1 làng được khoán bảo vệ hơn 200ha. Tuy nhiên, Ban QLRPH đã không căn cứ vào ranh giới truyền thống, đầu nguồn nước của làng nào để giao cho làng đó. Trái lại, Ban QLRPH này lại chia đều cho các làng, và coi đó là cách làm “công bằng tương đối”. Do vậy, đã xảy ra tình trạng đất rừng nguồn nước làng này lại được giao cho làng khác quản lý. Từ đó, dẫn đến hiện tượng có làng được giao khoán nhưng lại không thiết tha bảo vệ rừng đầu nguồn nước, bởi diện tích đó không nằm trong ranh giới truyền thống của họ.
     

    Một khu vực rừng đầu nguồn của làng này, khoán cho làng khác dẫn đến bảo vệ không hiệu quả

    Một người dân ở làng Kon Rôn, xã Ngọc Réo, huyện Đắk Hà chia sẻ: “Rừng đầu nguồn của làng em, mà Ban QLRPH giao cho làng Kon Jong bảo vệ”, người làng Kon Jong thì lại kêu ca là họ phải đi bảo vệ rừng đầu nguồn cho làng Kon Rôn. Thế rồi chẳng có ai bảo vệ khu rừng đó, dẫn đến nguồn nước làng Kon Rôn không được đảm bảo. Kon Rôn là làng đông dân nhất và cũng thiếu nước trầm trọng nhất trong xã Ngọc Réo. Nguồn nước ở đây thường cạn kiệt, và mỗi năm dân làng phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh hơn 6 tháng (theo kết quả nghiên cứu của CIRUM tháng 11/2016). Một cán bộ xã Ngọc Réo chia sẻ: “Đất rừng của làng giao cho Ban QLRPH, rồi Ban giao lại cho mình bảo vệ. Mình được khoán lại chính mảnh đất rừng mà ông cha và mình tự bảo vệ từ lâu đời”.
    Từ bất cập kể trên, câu hỏi đặt ra là: nên chăng giao đất từ các nông, lâm trường giải thể về cho các cộng đồng dân cư địa phương. Như vậy sẽ giảm chi phí không đáng có, giảm tình trạng đất rừng vô chủ bởi con đường lòng vòng, khi đất rừng được giao cho Ban QLRPH làm trung gian, rồi lại khoán trở lại cho cộng đồng?

Bài viết khác