Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Tiến trình và kết quả Giao đất, giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng theo Luật lâm nghiệp 2017 tại xã Sín Chéng

  • Năm 2018, Trung tâm CIRUM phối hợp với Chi cục kiểm lâm Lào Cai thực hiện thí điểm rà soát rừng tự nhiên theo Luật lâm nghiệp 2017 tại xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Đồng thời, CIRUM tư vấn cho Sở Nông nghiệp Lao Cai xây dựng và ban hành Khung hướng dẫn rà soát rừng tự nhiên theo Luật lâm nghiệp 2017 dựa trên kết quả rà soát rừng tự nhiên ở Sín Chéng.
    Nhằm cụ thể hóa Khung hướng dẫn rà soát rừng tự nhiên ban hành tại Văn bản số 1119/SNN-KL, năm 2019 Trung tâm CIRUM tiếp tục hỗ trợ thực hiện chương trình giao đất rừng (GĐGR) tự nhiên cho hộ gia đình và các cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Sín Chéng.
    1. Tiến trình thực hiện giao đất giao rừng:
    Kí kết thỏa thuận giữa CIRUM và UBND huyện Si Ma Cai về dự án GĐGR tại Sín Chéng: Ngày 30 tháng 5 năm 2019, Trung tâm CIRUM và UBND huyện Si Ma Cai tiến hành kí kết thỏa thuận hợp tác về việc Hỗ trợ chương trình Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng tại xã Sín Chéng dựa trên kết quả rà soát rừng tự nhiên thực hiện cuối năm 2018. Theo đó, UBND huyện Si Ma Cai sẽ thành lập Ban chỉ đạo thực  hiện giao đất, giao rừng, Huy động nhân lực và nguồn vốn để hoàn thiện các thủ tục pháp lý về GĐGR, tuyên truyền cho cộng đồng về chủ trương chính sách về GĐGR và thực hiện kĩ thuật phù hợp trong GĐGR để cộng đồng được tham gia đầy đủ như: Rà soát ranh giới, xác định đặc điểm rừng, giải quyết vướng mắc; bàn bạc, đưa ra các ý kiến để triển khai các hoạt động GĐGR có hiệu quả. Trung tâm CIRUM hỗ trợ kinh phí công tác đo đạc lập bản độ địa chính phục vụ GĐGR các các hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Sín Chéng.
    Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc: UBND huyện Si Ma Cai, có Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2019 về việc Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo giao đất, giao rừng tại xã Sín Chéng. Thành phần gồm có đại diện phòng TNMT, Hạt kiểm Lâm, Trung tâm CIRUM, Phòng NN&PTNT và lãnh đạo UBND xã Sín Chéng. Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc có nhiệm vụ thúc đẩy và thực hiện việc giao đất, giao rừng tại xã Sín Chéng theo đúng quy định.
    Hợp đồng công việc giữa CIRUM và UBND xã Sín Chéng: Ngày 4 tháng 6 năm 2019, Trung tâm CIRUM và UBND xã Sín Chéng kí hợp đồng giao khoán công việc liên quan đến rà soát và thực hiện Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng các thôn ở xã Sín Chéng. Theo đó, UBND xã Sín Chéng sẽ phối hợp với các phòng ban chức năng của huyện để xây dựng dự toán, lập kế hoạch chi tiết các hoạt động và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người dân (đặc biệt là phụ nữ) trong suốt quá trình GĐGR. Trung tâm CIRUM hỗ trợ ngân sách cho chương trình này.
    Truyền thông hoạt động dự án tới cộng đồng:  Để tăng cường nhận thức, cung cấp thêm thông tin và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào tiến trình giao đất giao rừng, UBND xã Sín Chéng ban hành văn bản gửi tới các thôn, đồng thời xây dựng bản thông tin và phát trên đài truyền thanh của xã bằng tiếng Mông và tiếng Việt vào các buổi sáng, trưa và chiều tối liên quan đến các hoạt động dự án cũng như các quyền lợi, trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong chương trình giao đất giao rừng do Trung tâm CIRUM tư vấn, hỗ trợ.

    Thông báo của UBND xã Sín Chéng tới cộng đồng về chương trình đo đạc giao đất, giao rừng
     
    Bên cạnh đó, UBND xã cũng gửi thông báo số 41/TB-UBND ngày 5 tháng 9 năm 2019 về việc Phối hợp đo, giao đất giao rừng tự nhiên tại xã Sín Chéng tới các thôn bản. Cụ thể, UBND xã đề nghị tất cả các hộ gia đình có rừng tự nhiên và các hộ dân có các loại đất rừng khác xung quanh rừng tự nhiên tham gia phối hợp cùng đơn vị tư vấn đo đạc và xác định ranh giới các thửa đất của mình. Thông báo nêu rõ: nếu hộ nào không tham gia, sau này không được cấp GCNQSD đất hay bị xâm chiếm thì phải tự chịu trách nhiệm. Thông báo này được gửi đến tận các trưởng thôn, được phát trên loa truyền thanh của xã và thông báo tại các buổi họp thôn trước khi đo đạc.

    2. Đo đạc ngoài thực địa và Kết quả đạt được.
    Trưởng thôn họp và thông báo tới người dân kế hoạch đo đạc cũng như quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong quá trình GĐGR. Đồng thời, đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người dân trong suốt quá trình GĐGR,
    Đơn vị tư vấn sử dụng Phương pháp đo công nghệ GPS-RTK. Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn gian là số gia cải chính). Với khả năng tự động vẽ và lưu lại các khu vực khảo sát, phương pháp đo công nghệ GPS – RTK giúp nhanh chóng hoàn thiện các bản vẽ đầy đủ, chính xác với các thông số kỹ thuật cần thiết. Đây là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho những người làm công tác trắc địa để có thể hoàn thành công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí với độ chính xác cao.


    Sử dụng máy GPS – RTK cùng người dân đo đạc ngoài thực địa
     
    Cán bộ kĩ thuật và hộ gia đình có rừng cùng đi thực địa để xác định ranh giới rừng, dùng máy GPS-RTK để đo và ghi chép các thông tin liên quan, đồng thời sử dụng sơn để đánh dấu mốc giới. Kết thúc quá trình đo đạc, lập biên bản xác định ranh giới ngoài thực địa có đầy đủ chữ kí của chủ hộ, của các hộ giáp ranh để đảm bảo không tranh chấp, vướng mắc.
    Tính đến nay, chương trình đã đo đạc được 5/7 thôn gồm: Sín Chải, Mào Sao Chải, Mào Sao Phìn, Sản Sín Pao, Sản Chúng với diện tích là 120,8 ha/ 245,6ha, trong đó có 47 ha rừng cộng đồng và 73,8ha rừng của hộ gia đình. Sau khi đo xong lượt 1, nhóm kĩ thuật sẽ rà soát và tiếp tục đo vét lại một lần đối với những hộ chưa đo được (do chủ hộ vắng mặt,...). Trong quá trình đo đạc, UBND xã, nhóm làm việc cùng người dân đã tiến hành kí kết một số hồ sơ liên qua đến giao đất giao rừng như: Đơn xin giao đất, đơn xin giao rừng, Biên bản mô tả hiện trạng (biên bản giáp ranh)...

    3. Những vướng mắc và giải pháp khắc phục:
    Trong quá trình đo cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể như sau:
    Trường hợp 1: Tranh chấp quyền quản lý rừng cộng đồng của 2 thôn Mào Sao Chải và thôn Mào Sao Phìn. Hiện 2 thôn đang đồng quản lý khu rừng này, và hàng năm được nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng là 9 triệu, sau khi nhận tiền thì chia đều mỗi thôn 4,5 triệu, tuy nhiên trong quá trình đo đạc thì cả 2 thôn đều muốn thôn mình được giao sổ đỏ.
    Giải pháp: Tiến hành họp cộng đồng 2 thôn Mào Sao Chải và Mào Sao Phìn để lấy ý kiến và tư vấn. Có 2 phương án:
    1. Đồng quản trị rừng: tức là Sổ đỏ ghi đồng quản lý của 2 thôn Mào Sao Chải, Mào Sao Phìn, cả 2 thôn cùng quản lý diện tích rừng, và hàng năm 2 thôn đều được nhận tiền quản lý bảo vệ rừng.
    2. Các thôn tự quản lý: Nghĩa là đo đạc chia đôi diện tích rừng cộng đồng này, mỗi thôn quản lý, bảo vệ  một nửa. Sẽ có 2 sổ đỏ, 1 sổ do cộng đồng thôn Mào Sao Chải quản lý , 1 sổ do cộng đồng Mào Sao Phìn quản lý.
     
    Trường hợp 2: Tranh chấp quyền quản lý giữa rừng cộng đồng thôn với 2 hộ gia đình họ Hãng ở thôn Ngải Phóng Chồ. Khu rừng này hiện do cộng đồng thôn Ngải Phóng Chồ quản lý, tuy nhiên khi đo đạc thì 2 gia đình họ Hãng nói lý do là ngày xưa gia đình làm nương trên khu rừng đó, sau đó bỏ vì đất cằn cỗi, hiện 2 gia đình này không có giấy tờ làm cơ sở.
    Giải pháp: Nhóm làm việc sẽ tiến hành tìm hiểu nguồn gốc khu rừng, đồng thời tiến hành họp thôn, mời những người già, người có uy tín, người hiểu lịch sử thôn bản đến để làm việc. Những người già sẽ biết chắc chắn lịch sử của các khu rừng.
    - Căn cứ vào ý kiến của những người già, người uy tín và người hiểu lịch sử thôn bản để xác định chủ thể rừng
    - Căn cứ vào ý kiến toàn bộ thôn để quyết định quyền sở hữu rừng thuộc về cộng đồng thôn hoặc của 2 hộ gia đình họ Hãng.
     
    Trường hợp 3: Vướng mắc giữa hộ gia đình và hộ gia đình: 5 hộ gia đình ở thôn Sản Chúng (Lý a Nhà, Ly A Phừ, Ly A Chúng, Ly A Cấu, Lý A Sử). Đây là 5 anh em trong 1 gia đình, diện tích rừng tranh chấp là do bố mẹ để lại, nhưng khi đo đạc thì 5 anh em ai cũng muốn là của mình.
    Giải pháp: Vướng mắc giữa hộ gia đình và hộ gia đình: 5 hộ gia đình ở thôn Sản Chúng (Lý a Nhà, Ly A Phừ, Ly A Chúng, Ly A Cấu, Lý A Sử). Tiến hành mời 5 anh em để thảo luận, đồng thời giải thích cho họ hiểu:
    - Nếu họ còn tranh chấp không chịu đo đạc thì diện tích rừng này sẽ không có sổ đỏ và dễ bị người khác tranh chấp, lấn chiếm hoặc có thể bị Nhà nước thu hồi.
    - Nếu rừng này được đo đạc và giao sổ đỏ thì có 2 giải pháp:
    + Đồng quản trị: Nghĩa là sổ đỏ sẽ thuộc quyền quản lý của 5 anh em và cùng được hưởng lợi từ việc quản lý, bảo vệ và sử dụng khu rừng này. Điều này có lợi là không ai có thể xâm phạm đến khu rừng này.
    + Chia cho 5 anh em (mỗi người 1 sổ đỏ): Khi được giao thì mỗi người sẽ được tự quyết định trên diện tích giao, có thể sử dụng để vay vốn đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình hoặc trồng cây để thu hoạch sau này cải thiện kinh tế.

    Trường hợp 4:  Một số diện tích rừng thuộc xã Sín Chéng nhưng chủ rừng là công dân các xã bạn như Thào Chư Phìn, Mản Thẩn, Nàn Sín,....;
    Giải pháp: UBND xã Sín Chéng gửi văn bản tới các xã để yêu cầu phối hợp triển khai giao đất giao rừng để tránh các vướng mắc với các xã lân cận,
    UBND các xã liên quan có trách nhiệm thông báo tới người dân xã mình có đất rừng tự nhiên trên địa bàn xã Sín Chéng thì chủ động liên hệ với các trưởng thôn liên quan ở xã Sín Chéng để đo, vẽ theo đúng kế hoạch.

    ­Thông báo của UBND xã Sín Chéng gửi UBND xã Thào Chư Phìn

    Trường hợp 5: Nhiều hộ dân không nhận diện được vị trí rừng của nhà mình trên bản đồ phân loại 3 loại rừng của hạt kiểm lâm dẫn đến số liệu kiểm kê và số liệu đo đạc có sai lệch...
    Giải pháp:
    UBND xã ban hành giấy mời, mời hạt kiểm lâm, trưởng thôn và chủ rừng đến làm việc tại UBND xã để thống nhất các vấn đề liên quan giữa bản đồ phân loại rừng và thực địa...

    Họp các bên liên quan để giải quyết các vướng mắc

Bài viết khác