Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Mâu thuẫn về đất rừng do quản lý yếu kém trong nền kinh tế thị trường

  • Hòa Sơn là một xã thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, miền Bắc Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của các dân tộc ít người như Tày và Nùng. Cuộc sống của các hộ dân ở đây phần lớn phụ thuộc vào cấy lúa và thu hái các sản phẩm phi gỗ từ rừng. Vì vậy phong tục tập quán và cấu trúc xã hội truyền thống của cộng đồng gắn chặt với tài nguyên thiên nhiên. Rừng cộng đồng đầu nguồn ‘Khuôn Pinh’ đã từng tồn tại từ lâu ở xã Hòa Sơn, và cộng đồng đã hình thành các thiết chế, luật tục và tự nguyện bảo vệ rừng để giữ gìn nguồn nước tưới cho hơn 100 ha lúa, nuôi sống nhiều thế hệ.

    Tuy nhiên 725 ha rừng tự nhiên của cộng đồng đầu nguồn ‘Khuôn Pinh’ đã là tâm điểm của tình trạng mâu thuẫn gay gắt. Trước tiên là sự chồng chéo giữa (a) đất rừng thừa kế do người dân và cộng đồng xác nhận, (b) đất rừng có giấy chứng nhận chính thức (với sổ đỏ, sổ xanh), (c) mua bán, chuyển nhượng đất tự do, và (d) hợp đồng giữa Ủy ban nhân dân xã với 150 hộ dân trong khu vực ‘Khuôn Pinh'. Thứ hai, do ảnh hưởng của thị trường nên nhiều gia đình ở Hòa Sơn đã phá rừng để trồng cây thương mại như bạch đàn và sắn. Hiện tượng này làm cho đất bị bạc màu, rửa trôi trầm trọng, đồng thời làm mất đa dạng sinh học. Thứ ba, công ty Thịnh Lộc đã mua khoảng 300 ha đất rừng của cộng đồng tại ‘Khuôn Pinh’ bằng cách lấy tên của người khác một cách trái phép nhằm trồng cây thương mại. 

    Những vấn đề trên đã gây ra mâu thuẫn, tranh chấp nguồn tài nguyên trên xã Hòa Sơn giữa các chủ thể khác nhau, đặc biệt là giữa người dân địa phương với các công ty tư nhân. Hậu quả là tính cộng đồng, bản sắc văn hóa gắn với đất rừng và hệ thống luật tục có thể bị phá vỡ.

Bài viết khác