Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Để cộng đồng thực sự làm chủ rừng

  • (khoahocdoisong.vn) Theo Tổng cục Lâm nghiệp năm 2018, Việt Nam có 1.145.601 ha rừng do cộng đồng dân cư tham gia quản lý  (chiếm gần 8%), trong đó rừng tự nhiên là 1.048.765 ha, rừng trồng 96.836 ha.

    Tuy nhiên, chỉ có 524.477 ha rừng đã có quyết định giao cho trên 10.000 cộng đồng , cho thấy diện tích rừng mà cộng đồng được thực sự “làm chủ” là còn khá ít so với diện tích họ đang quản lý, và càng ít hơn nhiều so với diện tích của các chủ rừng khác.

    Nhiều địa phương xảy ra tình trạng phá rừng làm thớt nghiến

    Việc cộng đồng tham gia quản lý rừng nhưng không được giao quyền làm chủ, kể cả ở những khu rừng được quản lý theo truyền thống, luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số đang gây khó khăn cho tổ chức quản lý, phát triển, sử dụng và phục hồi rừng của cộng đồng địa phương, đồng thời là nguy cơ gây mất rừng và suy thoái rừng.

    Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, khái niệm cộng đồng dân cư đã được mở rộng và lần đầu tiên cộng đồng dân cư được công nhận là một trong 7 chủ rừng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng tới bảo vệ bền vững các khu rừng tự nhiên và góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng.

    Những quy định này sẽ tác động như thế nào đến việc quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam với những vấn đề như mở rộng phạm vi (diện tích), thực hành hiệu quả, và duy trì được sự bền vững trong tương lai. 

    Ngoài ra, băn khoăn của không ít các chuyên gia xoay quanh việc thực thi Luật Lâm nghiệp với những trăn trở liệu những quy định của Luật có giúp cộng đồng trở thành những người chủ rừng thực sự; những yếu tố nào quyết định mô hình rừng cộng đồng thành công, trong trường hợp đó là rừng tự nhiên quản lý theo rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ.

    Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng.

    Theo tìm hiểu của PV báo KH&ĐS, hiện nay việc giao đất, giao rừng ở các địa phương có nhiều hạn chế. Trên thực tế, các địa phương còn chưa phân định rõ ràng mốc giới dẫn đến tình trạng canh tác chồng chéo, xâm chiếm lẫn nhau. Đặc biệt, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn chậm và chưa gắn với công tác giao rừng; hiệu quả từ khai thác diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân ở một số nơi còn thấp, nguồn thu nhập từ rừng chưa tương xứng với tiềm năng.

Bài viết khác