Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Đất và rừng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

  • Ông Lù Văn Que (Ảnh: HV)
    (ĐCSVN) – Khi đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, ông Lù Văn Que, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương cho rằng, Dự thảo lần này đã có quy định mới với nội dung về đất và rừng đối với đồng bào các dân tộc, đã quan tâm và xác định rõ hơn về trách nhiệm giải quyết đất ở, đất sản xuất...


    Tuy nhiên, cũng theo ông Lù Văn Que, vẫn cần phải xác định rõ hơn nhằm đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc. Chẳng hạn, với Điều 26, cần bổ sung thêm quy định đầy đủ hơn đối với đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc. Hay như với Điều 154, cần đề cập thêm tới đất và rừng cộng đồng sử dụng vào mục đích tâm linh, tín ngưỡng của các cộng đồng dân tộc. Điều này xuất phát từ lý do, đối với đồng bào các dân tộc, đất và rừng cộng đồng tồn tại từ lâu đời, nó gắn với lợi ích tập thể của người dân tộc, gắn với tự do tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc, được đồng bào qua các thế hệ gửi gắm, nuôi dưỡng, chung sống hòa thuận với đất rừng. Đất và rừng không chỉ là điều kiện nuôi sống đồng bào các dân tộc mà còn là nơi linh thiêng của cộng đồng dân tộc ở làng và xã... Đồng bào mong muốn Nhà nước giao cho cộng đồng dân tộc quản lý và sử dụng đất đai, đất rừng linh thiêng của cộng đồng.

    Ông Lù Văn Que cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, chưa nên bỏ ngay quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Thực tiễn ở vùng dân tộc và miền núi cho thấy, nếu dừng ở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cấp huyện thì chưa thể hiện được chi tiết và đầy đủ thông tin đối với các khu vực đất và rừng của các chủ thể sử dụng trên địa bàn thôn, bản, xã. Nếu chủ thể sử dụng không được biết, không được bàn, không được quyết, cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và rừng theo lối hành chính, hình thức và quan liêu, áp đặt thì sẽ dẫn đến sai lệch so với thực tế, không bảo đảm tính khả thi.

    Đối với quy định Nhà nước chỉ giao đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng. Tuy nhiên, lại chưa rõ tổ chức quản lý rừng đó là ai và như thế nào. Thực tiễn ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đất ruộng rất ít, chủ yếu là đất rừng trong khi đó sản xuất và đời sống của bà con dân tộc đều gắn với các loại rừng này. Hiện, họ mới được giao quản lý và bảo vệ khoảng 3 triệu ha chiếm 25% đất rừng nên vẫn thiếu đất ở và đất sản xuất. Bởi thế, nếu quy định thông qua trung gian là tổ chức quản lý rừng thì người dân mới được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng là thiếu thực tế. Đề nghị xem xét, bổ sung quy định giao đất rừng cho đồng bào các dân tộc, hỗ trợ họ chuyển đổi sang trồng rừng, phát triển kinh tế rừng. Đồng thời bổ sung quy định cấp huyện giao đất rừng sản xuất là từng tự nhiên phân tán, rừng phòng hộ phân tán và rừng đặc dụng phân tán gần khu dân cư cho hộ gia đình và cộng đồng các dân tộc quản lý, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

    Ông Lù Văn Que cũng bày tỏ sự đồng tình với quy định giám sát của công dân với việc quản lý, sử dụng đất đai. Theo ông, đây là quy định hợp lòng dân. Tuy nhiên, để quy định này hiệu quả hơn, ông Lù Văn Que đề nghị cần quy định rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ gì, tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Theo đó, cần có quy chế cụ thể hơn về quy trình giám sát, đơn vị giám sát, không chỉ có công dân mà các cơ quan báo chí truyền thông cũng phát huy rộng rãi việc giám sát để qua đó, thấy sai luật, tiêu cực thì phải xử lý. Có làm được như vậy thì dân mới tin./.

    (Theo ĐCSVN)

Bài viết khác