Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Cao su quay lại, rừng cộng đồng kêu cứu

  • “Nguy cơ dự án Cao su quay trở lại, bởi giá mủ cao su lên 20.000 đồng/ kg rồi”. Đây là lời cảnh báo tại Hội nghị Tổng kết Mạng lưới Đất rừng (LandNet) năm 2016 của ông Phan Đình Nhã, chuyên gia tư vấn chính sách đất rừng đối với một số nơi, như rừng cộng đồng ở bản Chiếng, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

    Đại diện mạng lưới đất rừng (LandNet) cho biết, sau khi bản Pỏm Om được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), năm 2013 công ty cao su Nghệ An cho máy móc san ủi và lấn chiếm đất của Pỏm Om (Công ty Cao su không có giấy tờ giao đất). Dân bản đã khiếu nại, gửi nhiều đơn thư, đề nghị với UBND xã, huyện. Vì thế, ông Phạm Quang Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty hứa trả lại đất cho bản Pỏm Om. Sau một thời gian im tiếng, công ty cao su quay lại chiếm hơn 3ha đất đã được giao tạm cho cộng đồng bản Chiếng thuộc xã Hạnh Dịch, nơi giáp với xã Tiền Phong. Thấy công ty vào phá trồng cao su, lại không rõ giải quyết tranh chấp với công ty thế nào, nên một số người đã vào phát cây, trồng keo để nhận đất. Vì thế ước tính rừng của bản Chiếng đã bị giảm đi 70% so với 3 năm trước đây.
     

    Ông Vi Đình Văn, ở Bản Chiếng, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đang chia sẻ những bức xúc của cộng đồng

    Nút thắt giữ rừng cộng đồng đang chịu sức ép ngày càng tăng của chương trình cao su ở tỉnh Nghệ An. Mặc dù đã có chỉ đạo từ Chính phủ là không mở rộng diện tích cao su nữa, nhưng một số lãnh đạo tỉnh vẫn hướng tới trồng mới thêm 6.000 ha cao su nữa (theo thông tin từ cuộc họp UBND tỉnh Nghệ An ngày 26/10/2016)[1]. Thêm nữa, cũng cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trước cuộc sống và bức xúc của dân: “Đơn thì đã làm mấy tập, cấp huyện, tỉnh chúng tôi đi rồi, chưa tới Trung ương thôi. Mà Chủ tịch xã bảo cao su làm đúng theo bản đồ do tỉnh cấp. Đến tỉnh thì họ bảo công ty cao su sai rồi. Vì thế mà dân mới nghi Chủ tịch xã bật đèn xanh cho công ty” – Một người dân bản Chiếng cho biết.
    Tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của LandNet năm 2016, được tổ chức ngày 10/1/2017 tại Hà Nội, đại biểu từ các tỉnh: Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh đều quan tâm đến việc giữ vững và mở rộng diện tích và làm giàu rừng cộng đồng. Cũng tại đây, chuyên gia tư vấn LandNet cho biết thêm “Chúng ta cần tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.

    Luật Đất đai năm 2013 quy định hình thức giao đất để sử dụng thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) và giao đất để quản lý thì không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đối với trường hợp chủ sử dụng đất là cộng đồng dân cư thôn đang đứng trước thách thức lớn trên thực tiễn để bảo vệ quyền hợp pháp về đất đai của mình do Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về hướng dẫn kiểm kê đất đai lại quy định đất lâm nghiệp của cộng đồng dân cư chỉ ghi vào mục “giao để quản lý”. Trên thực tế và theo quy định của Luật Đất đai 2013, cộng đồng dân cư được giao đất lâm nghiệp để sử dụng – cấp sổ đỏ và được giao để quản lý.  Thực hiện kiểm kê đất đai theo quy định của thông tư 28/2014/TT-BTNMT đã dẫn đến hậu quả: Tỉnh Nghệ An đưa toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư vào mục “giao để quản lý”, trên thực tế nhiều cộng đồng (như Pỏm Om) đã được cấp sổ đỏ - giao để sử dụng. Vô hình dung, nếu theo kiểm kê đất đai này, thì đất lâm nghiệp cộng đồng như coi như chưa được cấp “sổ đỏ”, như vậy triển khai theo Thông tư 28 đang làm mất đi quyền lợi “sổ đỏ” của cộng đồng”.

    Để tháo gỡ những bất cập trên, đồng thời bảo đảm quyền về đất rừng, không gian sinh sống cốt yếu của hàng chục triệu đồng bào dân tộc thiểu số gắn với rừng, thì các nhà lập định chính sách cần lưu tâm khẳng định và làm rõ quyền sử dụng đất rừng trước các thách thức ngày càng tăng của các công ty kinh doanh để thu lợi nhuận cho một số ít người. Chỉ khi người dân được tự chủ sản xuất trên đất rừng của mình, thì các chính sách hỗ trợ vùng sâu, vùng xa thoát đói nghèo mới thực sự phát huy tác dụng.
     

Bài viết khác