Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Hoạt động

Bài học trong Lồng ghép Luật tục trong Giao đất giao rừng ở cộng đồng

  • Giao đất giao rừng (GĐGR) dựa vào Luật tục là một trong những phương pháp tiếp được Trung tâm TEW mà hiện nay là Liên minh Chủ quyền Sinh kế (LISO) bao gồm Viện SPERI, Trung tâm CIRUM và Viện CODE  thực hiện thành công trong những năm qua tại các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi. Phương pháp này đã được Ông Đàm Trọng Tuấn - Phó viện trưởng Viện SPERI, người đã tham gia vào một số chương trình Giao đất giao rừng và tìm hiểu về Luật tục của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Lào trong quản lý bền vững tài nguyên đất rừng, đã đúc rút thành những bài học kinh nghiệm ứng dụng.

    Nhằm phát huy những bài học này trong những hoạt động GĐGR thời gian sắp tới ngày 24 tháng 2 năm 2014 ông Tuấn đã có buổi trình bày nội dung này với các cán bộ phụ triển khai thực địa GĐGR và nghiên cứu thuộc LISO.


    Theo bài trình bày, Luật tục là một sự đa dạng, được thừa nhận bởi một hay nhiều nhóm cộng đồng nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên hướng tới chuẩn mực giá trị chung. Luật tục được hình thành từ những thực hành, ứng xử hàng ngày của các thành viên trong cộng đồng và được thử nghiệm, thay đổi và thích nghi qua nhiều thế hệ. Trong cuộc sống của họ Luật tục thường mang tính giáo dục cao và tính đoàn kết.

    Việc lồng ghép Luật tục trong  giao đất giao rừng, ông Tuấn nhấn mạnh đây là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo sự tham gia tự nguyện và trách nhiệm, tính công bằng trong tiếp cận, quản lý nguồn tài nguyên của mọi đối tượng trong cộng đồng. Ông đã đưa ra và chia sẻ năm vấn đề quan trọng đã được ông tổng hợp, đó là: i) Luật tục trong sở hữu đất rừng; ii) Luật tục trong việc xác định ranh giới đất rừng của cộng đồng; iii) Luật tục trong việc phân loại rừng của cộng đồng, vi) Luật tục trong việc phân loại chức năng của rừng và v) Luật tục trong giải quyết các vướng mắc và xung đột trong cộng đồng.

    Theo ông Tuấn Phương pháp GĐGR dựa vào Luật tục của LISO đã thực hiện trong thời gian qua đã góp phần giải quyết được những vấn đề cụ thể ở cấp cộng đồng mà các chính sách của Nhà nước vẫn đang còn lúng túng. Chính phương pháp này đã tạo được thúc đẩy sự tham gia tự nguyện, tăng cường lòng tin và sự công bằng giữa các nhóm người; từ đó có được những giải pháp hợp lý và bền vững trong công tác và quản lý nguồn tài nguyên đất rừng cấp cộng đồng.

    Hơn nữa, việc lồng ghép quy định của Luật pháp của Nhà nước với Luật tục truyền thống của cộng đồng trong và sau GĐGR là rất cần thiết. Điều đó vừa đảm bảo duy trì và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng vừa góp phần ngăn chặn những tác động của các yếu tố bên ngoài xâm hại đến quyền quản lý tài nguyên của người dân khi quyền đó được khẳng định có tính pháp lý với Giấy chứng nhận quyền quản lý và sử dụng đất.

    LANDNET

Bài viết khác