Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Quyền đất rừng

Minh Sơn và Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn

  • Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, phía Đông Bắc giáp với Trung Quốc. Đây là một trong tỉnh nghèo của Việt Nam,. 85 % dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số (Tày, Dao, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa).

    Hữu Lũng là một huyện phía Nam tỉnh Lạng Sơn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 80,538 ha, trong đó hơn 80% là đất lâm nghiệp.Từ năm 1975, Hữu Lũng được xem là địa bàn khai thác gỗ chiến lược của các Lâm trường quốc doanh. Như một hệ quả của khai thác gỗ rộng rãi và thành lập các lâm trường trồng cây công nghiệp quy mô lớn (chủ yếu là bạch đàn), 70% diện tích rừng nguyên sinh đã được thay thế trồng rừng bạch đàn, đáp ứng nhu cầu gỗ công nghiệp, dẫn đến hệ sinh thái rừng tự nhiên  bị suy thoái.

    CIRUM bắt đầu nghiên cứu hoạt động tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vào năm 2009. Với sự hợp tác tích cực và cho phép của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự ủng hộ của cộng đồng, CIRUM đã xây dựng mô hình sinh kế bền vững ở quy mô nhỏ như là một cơ sở tiếp cận cộng đồng (chăn nuôi gà dưới tán rừng). Từ năm 2010-2011, CIRUM phối kết hợp với UBND huyện Hữu Lũng, UBND xã Minh Sơn và các ban ngành liên quan các cấp, cùng cộng đồng thôn Hố Mười thực hiện mô hình “Khôi phục và phát triển rừng đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng”. Cho đến nay, Mô hình đã đạt được một số kết quả tích cực như hỗ trợ người dân địa phương trong việc có được quỹ đất từ lâm trường, giao đất lại cho cộng đồng (cấp hộ gia đình và cộng đồng), và nâng cao nhận thức cho người dân địa phương trong các hoạt động tái sinh và bảo vệ rừng phòng hộ. Các họat động quy hoạch mô hình dựa vào kinh nghiệm bản địa đã được triển khai có hiệu quả như xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp bản địa, quy hoạch vùng tái sinh, trồng cây lâm nghiệp bản địa,…Tất cả những hoạt động này do cộng đồng tổ chức thực hiện dưới sự điều phối của chính quyền địa phương và ban ngành chuyên môn. Hiện nay, màu xanh của cây lâm nghiệp bản địa đang dần thay thế rừng bạch đàn!

    Một điểm đặc biệt của dự án này là kinh nghiệm về phương pháp tiếp cận phê duyệt của các cấp thẩm quyền để có thể thu hồi quỹ đất từ lâm trường đã được chia sẻ với các tổ chức và nông dân nòng cốt (NDNC), huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Kết quả là các NDNC tại Quảng Bình đã và đang ứng dụng tại địa phương mình. Các lãnh đạo địa phương ủng hộ và quan tâm mô hình này.  Đây là một trong những vấn đề mà rất nhiều cộng đồng miền núi quan tâm đặc biệt.

    Download tóm tắt dự án về xem chi tiết.

Bài viết khác