Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Vùng hoạt động

  • Các vùng hoạt động của Mạng lưới đất rừng (LandNet)
    Tính đến năm 2018, LandNet đang hoạt động tập trung ở 7 tỉnh gồm tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum. Tổng số thành viên các vùng là 146 thành viên trong đó nam 114 thành viên, nữ 32 thành viên. Phần lớn các thành viên của LandNet là người dân tộc thiểu số bao gồm các dân tộc :Thái, H' Mông, Nùng, Tày, Giao, Mã Liềng, Rơ Ngao, Ja Rai và dân tộc Kinh. Các thành viên tham gia Mạng lưới với tinh thần tự nguyện với mục đích tự học hỏi, chia sẻ với nhau liên quan đến quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

    Các mô hình bằng chứng liên quan đến quản lý tài nguyên đất và rừng.
    Từ khi thành lập Mạng lưới từ năm 2013 các hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy, hỗ trợ các mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển hiệu rừng và đất lâm nghiệp ở cấp độ hộ gia đình, cộng đồng được triển khai mạnh mẽ tại các vùng hoạt động. Trong quá trình thực hiện, Mạng lưới đất rừng cấp vùng cùng với Ban thư ký đã phối hợp với Chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các tổ chức thuộc liên minh LISO (CIRUM/CODE/SPERI) và các tổ chức khác để cùng triển khai các hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Kết quả của các hoạt động là cơ sở để chia sẻ các bài học kinh nghiệm giữa các thành viên trong LandNet cũng như các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu đồng thời là bằng chứng để kiến nghị, bổ sung, sửa đổi chính sách như Luật đất đai, Luật bảo vệ phát triển rừng. Cụ thể các mô hình bằng chứng các vùng:



    Bản đồ vùng hoạt động của LandNet

    Cấp Hộ gia đình:
    1. Mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững hộ gia đình bà Vi Thị Hòa và ông Hà Văn Châu thôn Khe Váp xã Bắc Lãng, Huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn;
    2. Mô hình kinh tế Nông - Lâm nghiệp của gia đình ông Trần Trọng Bình - xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
    3. Mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hộ gia đình bà Trần Thị Đào và ông Trần Ngọc Lâm - Xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
    4. Mô hình vườn ươm cây bản địa hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Hồ, thôn Khe 5, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
    5. Mô hình làm giàu và phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa của gia đình bà Lê Thị Nguyệt và ông Hứa Văn Nhảng, thôn Hố Mười, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
    Cấp cộng đồng:
    1. Quản lý rừng cộng đồng tại xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai;
    2. Quản lý rừng cộng đồng tại xã Sín Chéng, huyện Si ma Cai, tỉnh Lào Cai;
    3. Quản lý rừng cộng đồng tại xã Cao Sơn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai;
    4. Quản lý rừng cộng đồng tại xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai;
    5. Quản lý rừng cộng đồng tại bản Ổn Ốc, xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
    6. Quản lý rừng cộng đồng thôn Hố Mười, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn;
    7. Quản lý rừng cộng đồng tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An;
    8. Quản lý rừng cộng đồng tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
    9. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng thôn Khe 5, xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
    10. Quản lý rừng cộng Đồng thôn Uyên Phong, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình;
    11. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình;
    12. Quản lý rừng cộng đồng dựa vào luật tục tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
    13. Quản lý rừng cộng đồng dựa vào luật tục tại Xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
In bài viết   Bookmark and Share   Quay lại