Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Chi tiết thông tin

Vai trò của Luật tục và Tập quán trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và nước
Tác giả: CIRUM
Ngày đăng: 2011
Trang: 54
Người đăng:
Từ khóa: Luật tục, quản lý TNTN, quyền đất rừng, bản sắc văn hóa, Thái đen, Dao, phong tục tập quán, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, tín ngưỡng thiên nhiên, quản trị cộng đồng, Điện Biên, Lào Cai
Abstract:
Nghiên cứu về luật tục trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và tài nguyên nước của dân tộc Thái (nhóm Thái Đen) được tiến hành tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và của dân tộc Dao (nhóm Dao Đỏ) tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
 
Luật tục (customary law) trong báo cáo này được hiểu là tổng hợp một hay nhiều phong tục, tập quán, giải pháp ứng xử trong trong quan hệ nội bộ cộng đồng, cũng như với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà cộng đồng đang tồn tại. Luật tục có thể đã được công nhận trong hệ thống pháp luật của chính quyền, cũng có thể chỉ tồn tại trong cộng đồng chưa được công nhận, hoặc thậm chí, chưa được nghiên cứu, công bố.
 
Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu nhằm: i) Xây dựng khái niệm chung về luật tục giữa cộng đồng dân cư, chính quyền, nhà nghiên cứu, các tổ chức liên quan. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các luật tục, tập quán trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và nước; phát hiện các bất cập có thể xẩy ra giữa luật tục và chính sách nhà nước; và xác định chiến lược thích ứng của các dân tộc thiểu số trước thực trạng suy thoái môi trường và các tác động tiêu cực đến đời sống người dân. ii) Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp tạo hành lang đối thoại giữa cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ phát triển nhằm kết nối luật tục với chính sách của nhà nước.
 
Nghiên cứu này được triển khai bởi Trung tâm CIRUM với sự cộng tác của Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI).
Print Bookmark and Share Back