Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Chi tiết thông tin

Kết quả nghiên cứu rừng đầu nguồn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Khắc Thứ
Ngày đăng: Tháng 3 năm 2013
Trang: 44
Người đăng: www.lupapa.org
Từ khóa: Rừng đầu nguồn, quyền đất rừng, qui hoạch sử dụng đất-rừng,
Abstract:
Rừng đầu nguồn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giữ vai trò phòng hộ tại các lưu vực rất xung yếu của sông Ngàn Phố cũng như hệ thống khe suối trên địa bàn Hương Sơn, đồng thời góp phần không nhỏ vào chức năng phòng hộ đầu nguồn đối với Sông Lam, một sông lớn chảy qua địa phận hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Rừng đầu nguồn Hương Sơn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế, xã hội của hơn 13 vạn người dân đang sinh sống dọc theo hai bên bờ sông Ngàn Phố, đặc biệt trong đó có gần 3 vạn người sống liền kề và phụ thuộc vào rừng.
 
Trong nhiều năm qua, thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước về đất và rừng, không ít hộ gia đình và cộng động đã đầu tư công sức, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng tự nhiên và thu về các nguồn lợi, phục vụ mưu sinh theo hướng bền vững. Song, một vấn đề cần hết sức quan tâm đó là diễn biến tài nguyên rừng đầu nguồn Hương Sơn đang theo xu hướng giảm nhanh cả về chất lượng và số lượng.

Nghiên cứu làm rõ thực trạng lịch sử quản lý, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên đất rừng tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Mối quan hệ giữa người dân địa phương, Lâm Trường Hương Sơn và các chủ thể khác liên quan tới đất rừng tại Hương Sơn cũng được phân tích. Hơn nữa, nghiên cứu cũng làm rõ các thách thức, nguyên nhân của các thách thức liên quan tới sự hủy hoại đất rừng trong những năm qua, đặc biệt trong thời gian từ khi mở cửa.

Nghiên cứu cũng đã đưa ra được các đề xuất liên quan tới việc quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất rừng, gồm: 1) Cần tổ chức khảo đánh giá tài nguyên, hoạt động quản lý bảo vệ rừng tự nhiên đầu nguồn Hương Sơn, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên đất và rừng; 2) Thành lập BQL RPH  đầu nguồn  biên giới Hương Sơn, 3) Toàn bộ diện tích rừng sản xuất ưu tiên giao cho các hộ gia đình, cộng đồng và HTX. Những nơi xa dân có thể giao cho Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn, nhưng chuyển sang doanh nghiệp công ích, 4) Nhà nước nên có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, thời gian từ 15 - 20 năm và thiết lập trật tự, kỷ cương, quản lý nghiêm ngặt rừng tự nhiên, 5) Nghiêm cấm việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất và xây dựng các công trình trên diện tích rừng phòng hộ xung yếu, 6) Tiến hành kiểm kê rừng tự nhiên định kỳ, công khai kết quả kiểm kê cũng như kết quả xử lý chủ rừng, người đứng đầu chính quyền địa phương đã để xẩy ra thất thoát suy giảm tài nguyên rừng.

Nghiên cứu được triển khai bởi Mạng lưới Đất Rừng (LandNet).
Print Bookmark and Share Back