Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Chi tiết thông tin

Hướng dẫn QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân
Tác giả: CIRUM
Ngày đăng: 2012
Trang: 26
Người đăng: www.cirum.org
Từ khóa: Giao đất giao rừng, quyền đất rừng, qui hoạch sử đụng đất, quản lý TNTN, giải quyết xung đột đất rừng, quản lý bào vệ rừng, ban quản lý dự án, ban điều phối, CIRUM, luật đất đai, luật bảo v
Abstract:
Giao đất giao rừng (GĐGR) là một chủ trương lớn của Nhà nước, đảm bảo nguồn tài nguyên đất, rừng được quản lý và sử dụng có hiệu quả cả về kinh tế -xã hội-văn hóa và môi trường. Trong năm 2010 và 2012, Trung tâm Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) đã hỗ trợ và thúc đẩy Mô hình[1]Qui hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có sự tham gia của cộng đồng[2]” tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Mô hình thực hiện tôn trọng kiến thức bản địa và quyền của người dân, lồng ghép luật tục với luật nhà nước để thúc đẩy giải quyết các mâu thuẫn, các vướng mắc giữa các chủ thể quản lý và sử dụng đất, rừng. Vấn đề giải quyết mâu thuẫn về đất, rừng là một trong những chiến lược quan trọng cần được nghiên cứu thực tế và giải quyết thấu đáo trước khi thực hiện các bước tiếp theo của qui trình GĐGR nhằm đáp ứng đúng các nguyện vọng và mối quan tâm của cộng đồng và chính quyền địa phương các cấp.
 
Tài liệu này là kết quả nghiên cứu thực hiện mô hình nói trên và đúc rút kinh nghiệm thực hiện chương trình GĐGR của Trung tâm CIRUM từ năm 2005 tại Bắc Lãng và đã được một số chuyên gia lâm nghiệp và phát triển cộng động đóng góp ý kiến để hoàn thiện. Chúng tôi hy vọng tài liệu này được sử dụng như là sổ tay tham khảo thực hiện các chương trình GĐGR tại các vùng miền núi của Việt Nam.


[1] Mô hình do tổ chức CARE Việt Nam tài trợ
[2] Áp dụng các nguyên tắc tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương trong phát triển cộng đồng và giao đất giao rừng có sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc (TEW) từ những năm 1998 tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Quảng Bình, Hà Tĩnh (Việt Nam) và Luang Prabang  (Lào).
Print Bookmark and Share Back