Nhà tài trợ

1
1
3
Brot

Chi tiết thông tin

Những kết quả ban đầu về khảo sát 74 loài cây gỗ ở bản Pỏm Om, xã Hạnh Dịch, Quế Phong, Nghệ An
Tác giả: LISO (SPERI, CIRUM, CODE)
Ngày đăng: 24 - 12 - 2013
Trang: 12
Người đăng:
Từ khóa: MECO-ECOTRA, HEPA, thực vật học dân tộc, rừng cộng đồng, sinh khối, cây bản địa, thực vật học, người Thái, Quế Phong, Nghệ An, đất, rừng, rừng cộng đồng
Abstract:
 
Kết quả của nghiên cứu thực vật học dân tộc do Viện SPERI và mạng lưới MECO-ECOTRA cùng tiến hành tại Khu Thực hành Sinh thái Nhân văn (HEPA), xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và tại bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, đất nước Lào đã xác định rõ nhu cầu cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu thực vật học dân tộc (trong đó có nhóm cây gỗ) ở nhiều bản làng khác (SPERI, 2012 – 2013).

Trong chương trình giao đất giao rừng tại địa bàn xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, với sự tư vấn của Viện SPERI từ quý 2 năm 2012 đến nay; vào ngày 19/6/2012, chủ tịch UBND huyện Quế Phong đã ký Quyết định số 616/QĐ-UBND về việc giao 426,52 ha đất lâm nghiệp cho cộng đồng bản Pỏm Om, xã Hạnh Dịch; trong đó: diện tích đất có rừng là 275,6 ha, diện tích đất chưa có rừng là 150,92 ha (SPERI, 2013). Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu cần phải giao đất gắn với nhận rừng tới cộng đồng và rừng vườn hộ gia đình (thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), việc xác định được trữ lượng/sinh khối của các loài thực vật cây rừng trên diện tích đất rừng cộng đồng/vườn hộ gia đình cũng hết sức quan trọng.
Chính vì vậy, một nghiên cứu định lượng và định tính về thực vật học dân tộc (tập trung nhóm cây gỗ), điều tra trên một số diện tích vùng rừng cộng đồng và rừng hộ gia đình tại bản Pỏm Om, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là cần thiết. Nghiên cứu khảo sát/đánh giá này nhằm tìm hiểu, ghi chép và phân tích chức năng/công dụng của một số loài thực vật (nhóm cây gỗ) tại bản Pỏm Om; cũng như đánh giá những nguy cơ tại sao một số loài bị cạn kiệt.

Những thông tin này đóng vai trò quan trọng bổ sung thêm vào miền thông tin trữ lượng/sinh khối của các diện tích rừng đã được giao cho cộng đồng và các hộ gia đình; đồng thời, nhằm tiếp tục thúc đẩy việc thực thi chính sách việc giao đất gắn liền với nhận rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng tại nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ cấp thiết góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì sinh kế và bảo tồn văn hóa truyền thống. Nghiên cứu khảo sát/đánh giá đã được tiến hành từ ngày 25/11 đến 3/12/2013.
Print Bookmark and Share Back